Bị cáo được sử dụng 'quyền im lặng' khi nào?

Tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, lần đầu tiên quyền im lặng của bị can, bị cáo được ghi nhận. Tuy nhiên, Bộ luật không ghi nhận trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua một số điều luật.

Sáng 16/1, sau khi xét hỏi ba bị cáo cùng một điều dưỡng viên liên quan tới sự cố chạy thận 9 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện tỉnh Hòa Bình, VKS gọi cựu bác sĩ Hoàng Công Lương (33 tuổi) lên bục khai báo.

Tuy nhiên, bị cáo Lương trình bày hôm nay đã làm đơn xin HĐXX cho giữ quyền im lặng trực tiếp tại tòa với lý do "không đủ sức khỏe trả lời câu hỏi". Hơn nữa, bị cáo sẽ thực hiện quyền im lặng đặc biệt với những câu hỏi không liên quan chuyên môn của mình. Bị cáo Lương nói muốn giữ nguyên lời khai vào chiều 15/1 cũng như những điều đã trình bày ở phiên tòa sơ thẩm lần 1 mở giữa năm 2018.

Trước quan điểm này, công tố cho hay bị cáo có quyền im lặng nhưng lời khai của bị cáo Lương tại tòa không phải căn cứ duy nhất để HĐXX định tội mà còn xem xét các chứng cứ, lời khai khác trong hồ sơ vụ án.

Từ vấn đề trên rất nhiều người đặt ra câu hỏi: "Quyền im lặng" là gì? Khi nào bị can, bị cáo được sử dụng quyền im lặng?

bi cao duoc su dung quyen im lang khi nao
Bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên tòa. (Ảnh: Phi Hùng).

Quyền im lặng là gì?

Thuật ngữ "Quyền im lặng" được ra đời vào cuối thế kỷ 18 ở Mỹ, còn được gọi là "cảnh báo Miranda", bắt nguồn từ một sự vụ có thật trong lịch sử nước Mỹ.

Theo Tòa án tối cao Mỹ, trước khi thẩm vấn, cảnh sát phải thông báo cho nghi phạm hình sự như sau: "Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh.

Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư".

Nguyên tắc “quyền Miranda” được pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Hiến pháp Nhật Bản quy định “không ai bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng và không có luật sư bênh vực”; quyền im lặng ở Đức được đảm bảo rất rộng: Bị cáo có quyền không khai báo, không nhận tội từ khi bị tình nghi đến khi bị xét xử.

Theo đó, khái niệm im lặng không có nghĩa là không nói bất cứ điều gì mà im lặng là chưa khai khi chưa có sự hiện diện của luật sư. Hiểu theo cách như trên thì im lặng chỉ được thực hiện trong một giới hạn nhất định, khi chưa có luật sư thì người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ không khai báo bất cứ điều gì có liên quan đến nội dung vụ việc.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu im lặng có nội hàm rộng hơn không khai báo. Không khai báo không đồng nhất với im lặng, không khai báo là không nói bất cứ điều gì có liên quan vụ việc, trường hợp đặc biệt người bị bắt, người bị tạm giữ vẫn khai nhưng khai báo quanh co, chối tội, khai không đúng sự thật thì vẫn nằm trong khái niệm không khai báo.

Trong trường hợp này, im lặng là không khai bất cứ điều gì có liên quan đến vụ việc trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Kể cả trong trường hợp có luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì im lặng vẫn hiện hữu và vẫn có thể được thực hiện.

Vì vậy, một khi quyền im lặng vẫn có hiệu lực thì đồng nghĩa họ có quyền im lặng trong suốt quá trình tố tụng, thậm chí cho đến khi họ ra trước Tòa án.

Quyền im lặng của bị can, bị cáo ở Việt Nam

Tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, lần đầu tiên quyền im lặng của bị can, bị cáo được ghi nhận. Tuy nhiên, Bộ luật không ghi nhận trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua một số điều luật.

Điểm e khoản 1 điều 58 quy định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận có tội.

Khoản 2 của các điều 59, 60 và 61 quy định người bị tạm giữ/bị can/bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

Như vậy, có thể hiểu người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự chủ khai báo. Những gì bất lợi, họ có thể không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Đây được coi là một nội dung của "quyền im lặng" nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật.

Ngoài ra, “quyền im lặng” còn được ghi nhận gián tiếp trong một số Điều luật khác. Điểm b khoản 1 Điều 73 quy định người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc, người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.

Khoản 3 Điều 309 cho phép tại phiên toà, trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.

Quy định nhiệm vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng là một cách công nhận gián tiếp “quyền im lặng”. Điều 15 bộ luật này nêu rõ người bị buộc tội không buộc phải chứng minh là mình vô tội…

Cần lưu ý quyền im lặng không loại trừ quyền khai báo của người bị buộc tội, do đó người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo có quyền khai báo sau khi được giải thích về quyền im lặng. Việc nhận tội của bị can, bị cáo luôn được xem là tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình phạt đối với bị cáo.

bi cao duoc su dung quyen im lang khi nao Vụ chạy thận 9 người tử vong: Giám đốc Thiên Sơn phản đối với kết luận trong cáo trạng của VKS

Trước bục khai báo, bị cáo Đỗ Anh Tuấn cho biết bản thân mình phản đối với kết luận trong cáo trạng của VKS về ...

bi cao duoc su dung quyen im lang khi nao Vụ chạy thận ở Hòa Bình: Cựu PGĐ Bệnh viện khẳng định phải đảm bảo máy móc, nước RO trước khi chạy thận

Liên quan đến vụ chạy thận 9 người tử vong, chiều ngày 14/1, bị cáo Hoàng Đình Khiếu, Nguyên phó giám đốc BVĐK tỉnh Hòa ...

bi cao duoc su dung quyen im lang khi nao Hoa hậu Phương Nga thực hiện 'quyền im lặng', bị cáo Thùy Dung phản cung

Khi được HĐXX xét hỏi, Phương Nga vẫn giữ nguyên lời khai như trong phiên tòa sơ thẩm lần 1 và xin “giữ quyền im ...

chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.