Chiều 15/1, TAND TP Hòa Bình tiếp tục phần phiên xét xử sơ thẩm trong vụ chạy thận khiến 9 người tử vong với phần xét hỏi đối với bị cáo Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc công ty CP Thiên Sơn.
Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc công ty CP Thiên Sơn. (Ảnh: Phi Hùng). |
Bước lên bục khai báo, bị cáo Đỗ Anh Tuấn cho biết bản thân mình phản đối với kết luận trong cáo trạng của VKS về tội danh ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’.
Theo bị cáo Tuấn, tội danh đó không phải là chủ thể cá nhân bị cáo, bởi vì cáo là đại diện của công ty Thiên Sơn.
Bên cạnh đó, bị cáo cũng đồng ý với những lời khai trước đó tại tòa của bị cáo Trương Quý Dương, Cựu giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Theo bị cáo Đỗ Anh Tuấn, ngày 12/2009 cho đến nay, phía công ty Thiên Sơn đã thực hiện kí kết 4 hợp đồng với phía BVĐK tỉnh Hòa Bình và cho thuê tổng số 13 máy, hiện phía công ty đã bàn giao cho bệnh viện 8 máy, 5 còn lại máy vẫn đang ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và thuộc sở hữu của Công ty Thiên Sơn.
“Việc đảm bảo năng lực, đảm bảo thực hiện kĩ thuật lọc cho các bệnh nhân là trách nhiệm bệnh viện, bệnh viện phải cử người đi học kĩ thuật lọc máu. Trách nhiệm của bệnh viện là phải đảm bảo được cơ sở hạ tầng, đảm bảo về đội ngũ y tế và cả về chuyên môn”, bị cáo Tuấn nói.
Nói về cơ sở giao kết hợp đồng, liên danh giữa Công ty Thiên Sơn với Bệnh viện Hòa Bình, ông Đỗ Anh Tuấn cho biết, dựa trên phương diện pháp nhân, nhu cầu của khách hàng, bệnh viện có nhu cầu thuê máy thì phía công ty của bị cáo cho thuê máy.
“Công ty bị cáo là công ty 100% vốn tư nhân, do vậy, bị cáo chưa bao giờ nghĩ sẽ thực hiện không công cả. Công ty cho bệnh viện thuê máy chạy thận, thực hiện nghĩa vụ kinh doanh. Bản thân việc liên danh, liên kết là cho thuê máy", bị cáo Tuấn Khẳng định.
Theo bị cáo Đỗ Anh Tuấn, thời điểm đầu do bệnh viện khó khăn, không đủ năng lực tài chính để mua máy nên 2 bên mới ký hợp đồng cho thuê. Dựa trên mức tiền thỏa thuận là 360.000 đồng/ca chạy thận, phải thanh toán tiền (gồm tiền thuê máy và tiền vật tư tiêu hao) thì phía Thiên Sơn mới đặt máy.
Cuối năm 2011, do nhu cầu tăng cao nên bệnh viện đặt thêm máy, chúng tôi thỏa thuận lại là 7,7 USD (không gồm tiền vật tư tiêu hoa) cho một ca chạy thận. Sau này, bệnh viện phải tự mua máy do đơn giá thay đổi.
Bị cáo Tuấn cho rằng về việc tổ chức chạy thận, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bởi công ty Thiên Sơn cho thuê máy, nghĩa vụ của công ty là nếu máy hỏng hóc thì Thiên Sơn sẽ cử kỹ sư đến sửa.
Mặt khác, các trang thiết bị phụ trợ cho việc chạy thận như hệ thống lọc nước RO do phía bệnh viện tự trang bị.
Hợp đồng của công ty là hợp đồng đặt máy, không có hệ thống nước. Kỹ thuật viên của Thiên Sơn chỉ phục vụ việc sửa chữa máy chạy thận, không phải hệ thống nước.
Hệ thống lọc nước là hệ thống lọc nước, máy chạy thận là máy chạy thân, hai cái này khác nhau. Chỉ khi nào máy chạy thận hỏng thì kỹ thuật của Thiên Sơn mới đến kiểm tra, sửa chữa, không có chuyện kỹ sư của Thiên Sơn phải ở bệnh viện.
Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty Trâm Anh. (Ảnh: Phi Hùng). |
Cũng tại phiên tòa, bị cáo Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty Trâm Anh cho rằng bị cáo chưa bao giờ nói dùng hóa chất tiệt trùng hệ thống RO mà chỉ tiệt trùng, dùng hóa chất sục rửa cặn của màng lọc Hệ thống lọc nước RO vào nơi chứa RO. Bên cạnh đó, thời điểm xảy ra sự cố, bị cáo chưa bàn giao máy móc cho bệnh viện.
Bị cáo Hoàng Công Lương cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của 9 nạn nhân trong sự cố chạy thận do tồn dư hoá chất chứ không phải do tổ chức điều trị nên bị cáo không đồng ý với những căn cứ buộc tội của Viện Kiểm sát.
Bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên tòa. (Ảnh: Phi Hùng). |
Trong phiên xét xử hôm nay, bị cáo Hoàng Công Lương cũng cho rằng mình không có ý kiến đối với nội dung lời khai ở phiên toà lần trước. Tuy nhiên, bị cáo không đồng ý với những căn cứ buộc tội của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hoà Bình.
Theo bị cáo Lương khai, nguyên nhân dẫn đến cái chết của các nạn nhân do tồn dư hoá chất chứ không phải do tổ chức điều trị vì thế bị cáo không đồng ý về những căn cứu buộc tội của VKS.
Đối với các hành vi được mô tả trong cáo trạng, bị cáo Hoàng Công Lương cho rằng cáo trạng mô tả không đúng với hành vi của bị cáo...
“Bị cáo biết và các nhân viên đều biết hệ thống RO số 2 sửa chữa. Sau sửa chữa phải có những phần việc nào không phải chuyên môn nhiệm vụ và cũng không phải trách nhiệm của bị cáo nên bị cáo không biết”, bị cáo Lương trình bày.
Vụ chạy thận ở Hòa Bình: Cựu PGĐ Bệnh viện khẳng định phải đảm bảo máy móc, nước RO trước khi chạy thận
Liên quan đến vụ chạy thận 9 người tử vong, chiều ngày 14/1, bị cáo Hoàng Đình Khiếu, Nguyên phó giám đốc BVĐK tỉnh Hòa ... |
Vụ chạy thận ở Hòa Bình: Cựu GĐ Trương Quý Dương nói đã làm hết khả năng
Chiều ngày 14/1, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án chạy thận khiến 9 người tử vong tiếp tục diễn ra, cựu giám đốc ... |