Bí quyết của mẹ có con 1 tuổi tự xúc thìa, 2 tuổi biết dùng đũa

Nhìn bé Thiên Kim, con chị Phạm Thị Minh (Hà Nội) tự giác ngồi ngay ngắn vào bàn và tự xúc ăn ngoan ngoãn, các mẹ chắc chắn sẽ tò mò muốn biết bí quyết dạy con của chị.
con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay Duy trì sữa mẹ như thế nào khi con bước vào tuổi ăn dặm?
con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay Hãy ‘nhồi’ con chơi, đừng ‘nhồi’ con ăn

Chị Phạm Thị Minh hiện tại đang vừa làm công việc kinh doanh tự do vừa chăm sóc gia đình, con cái. Bé Thiên Kim con chị là một em bé hiếu động, thích ca hát, nhảy múa, rất hào hứng tham gia các hoạt động tập thể. Đặc biệt, bé rất thích khám phá những điều mới lạ xung quanh.

Ngay từ nhỏ, chị Minh đã tập cho con có thói quen ăn uống tự giác. Khi ăn thường ngồi vào bàn ăn nghiêm túc. Chị cũng cho con tự quyết định việc ăn nhiều hay ăn ít, ăn cái gì và ăn như thế nào. Khi nấu nướng, chị cũng thường làm nhiều món để bé có thể chọn được món mà bé thích. Điều đặc biệt, đó là từ khi bước vào giai đoạn ăn dặm được một tháng, chị Minh đã cho con tập làm quen với thìa, dĩa. Khi 1 tuổi, bé đã xúc thìa thành thạo. Khi 2,5 tuổi, bé đã có thể tự cầm đũa để ăn như người lớn. Vì vậy, mỗi bữa ăn đối với chị và con là một ngày vui, vì được trò chuyện cùng nhau, học thêm hương vị mới từ món ăn mẹ nấu.

con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay
Bé Thiên Kim luôn hào hứng với việc ăn uống. (Ảnh NVCC)
con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay
Bé tự xúc thìa ăn điêu luyện từ khi còn nhỏ. (Ảnh NVCC)

Việc đầu tiên là hình thành kỹ năng nhai cho con

- Chào chị, chị cho con ăn dặm theo phương pháp gì? Theo chị phương pháp đó có hỗ trợ tốt cho việc tạo thói quen nhai của bé?

- Mình áp dụng chủ yếu là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật trong quá trình ăn dặm của con. Theo mình, đây là phương pháp rất tốt trong việc hỗ trợ phát triển kỹ năng nhai của bé.

Bởi vì phương pháp này có cả giáo trình (ở bên Nhật họ có các trường/lớp và có giáo trình để hỗ trợ dạy cho các bà mẹ có con chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm này)

Giáo trình của họ hướng dẫn rất tỉ mỉ: từ cách tăng độ thô của thức ăn như thế nào cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé, hướng dẫn cách dậy bé tập ăn thô như thế nào, hướng dẫn cả các nấu nướng ra sao… Và tất nhiên họ có rất nhiều thực đơn kèm theo, thực đơn rất phong phú và hấp dẫn lại dễ thực hiện.

- Theo chị, thời điểm cho con ăn thô tốt nhất là khi nào?

- Khi bé được 10 - 11 tháng là bé bắt đầu ăn cơm nát rồi, con ăn cùng bữa với cả gia đình. Con cũng rất hào hứng khi được ăn bữa ăn giống bố mẹ.

- Nguyên nhân khiến các bé thường biếng ăn theo chị là gì?

- Một sự thật mà ít người thừa nhận là nếu mẹ không cho bé tập nhai, bé sẽ trở nên biếng ăn, thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng dẫn đến thiếu chất, thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra khi có phản xạ nhai thì dịch tiêu hoá mới tiết ra, giúp con ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hoá thức ăn. Chưa kể tới việc nhai còn giúp cơ hàm phát triển, lưỡi linh hoạt hơn giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt.

con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay
Những bữa ăn được mẹ làm rất đơn giản. (Ảnh NVCC)
con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay
Chị Minh chia làm nhiều món để bé lựa chọn. (Ảnh NVCC)
con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay
(Ảnh NVCC)
con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay
Bé luôn tập trung ăn hết phần ăn của mình. (Ảnh NVCC)

- Chị có thể chia sẻ kinh nghiệm giúp bé tập nhai tốt?

- Các mẹ có thể tập cho bé theo các bước dưới đây để bé có thể nhai dễ dàng

Nếu bé được 6 tháng trở lên mẹ cần phải cho bé tập ăn dặm. Vào thời điểm này bé có thể ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như bột, cháo, hoa quả mềm dầm, rây mịn.

Để việc ăn dặm trở nên hiệu quả, mẹ cần cho bé ăn đúng tư thế như ngồi trên ghế ăn dặm phù hợp với chiều cao, tuổi của bé. Thức ăn phải phù hợp với bé, không quá cứng hay quá mềm. Đây chính là tiền đề quan trọng để bé có thể nhai dễ dàng sau này.

Chuyển đổi thức ăn mềm sang thô

Sau khi quen với thức ăn mềm, dễ nuốt. Mẹ nên tăng độ thô cho bé từ từ. Thời gian đầu, mẹ có thể cho bé ăn bột/ cháo rây. Một tháng sau, mẹ tăng độ thô với loại cháu nấu hơi cợn để bé nhai hoặc cho bé ăn các loại củ mềm luộc chín như cà rốt, khoai tây, súp lơ xanh…

Cho bé ăn miếng nhỏ. Với các thực phẩm mềm, mẹ nên cắt miếng nhỏ như hạt ngô để bé có thể tập nhai. Sau đó mới tăng kích thước thức ăn lên bằng đốt ngón tay chẳng hạn.

Mẹ đừng lo lắng quá khi con nôn oẹ một ít thức ăn ra ngoài. Đơn giản vì bé chưa quen với việc ăn thô. Kiên trì thực hiện đều đặn một thời gian, bé sẽ nhanh chóng ăn được thôi.

Luyện cho bé tập trung ăn

Một số mẹ có thói quen, vừa cho con ăn vừa cho con xem ti vi, xem tranh ảnh hoặc nói chuyện vui vẻ để bé ăn. Tuy nhiên, điều này chỉ làm bé biếng ăn, xao nhãng việc nhai và giảm tập trung vào việc ăn uống. Ngoài ra, việc thụ động sẽ dẫn đến tình trạng béo phì của trẻ sau này.

Vì lẽ đó, khi cho bé ăn, mẹ tuyệt đối hạn chế các chương trình giải trí cùng bé, giúp bé chỉ tập trung vào mục đích ăn uống. Khi bé tập trung nhai sẽ rất tốt cho cơ hàm và dạ dày.

con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay
Bé tự tin dùng đũa. (Ảnh NVCC)

Chế biến món ăn phong phú

Cách tốt nhất là mẹ nên thay đổi khẩu vị liên tục cho bé, chế biến nhiều món ăn khác nhau với màu sắc hấp dẫn để kích thích vị giác và khả năng nhai ở trẻ. Một số loại củ quả nhiều màu sắc, giàu dinh dưỡng và thích hợp với quá trình tập nhai của bé được khuyến khích như táo, xoài, đu đủ, súp lơ xanh, bơ, cà rốt, bí đỏ… Mỗi ngày mẹ lựa một loại củ quả thơm ngon cho bé ăn để giúp bé yêu thích việc ăn uống và sớm hoàn thành khoá học tập nhai của mình.

Giúp con làm quen với thìa, dĩa từ sớm

- Theo chị, việc giúp con tự giác ăn uống, chủ động trong việc chọn lựa thức ăn cần chú ý đến kỹ năng nào nhất?

- Theo mình, kỹ năng giúp bé cảm thấy ngon miệng và hào hứng với việc tự chủ trong bữa ăn đó là kỹ năng dùng thìa, dĩa. Khi Thiên Kim bước vào tháng thứ 7, mình bắt đầu cho con làm quen với thìa, dĩa, dạy con cách cầm. Lúc này mình sử dụng loại thìa vẹo và dĩa vẹo chuyên dùng cho bé tập ăn. Đến tháng thứ 10, con đã quen với thìa, dĩa và thỉnh thoảng đã biết xúc đồ ăn cho vào miệng. Sáng tháng thứ 11 thì con tự xúc và xiên được trái cây ăn, mình chuyển sang dạy con tập xúc cơm ăn và đến khi bé 12 tháng tuổi thì đã có thể xúc các loại đồ ăn. 15 tháng tuổi, Thiên Kim tự xúc hết khẩu phần của mình trong mỗi bữa ăn.

con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay
Chị Minh vô cùng nhàn nhã khi cho con ăn. (Ảnh NVCC)
con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay
Bé dùng đũa người lớn thành thạo. (Ảnh NVCC)

Khi bé được hơn 2 tuổi, mình bắt đầu cho bé làm quen với đũa (loại đũa dành riêng cho bé). Con 2,5 tuổi thì đã dùng tốt đũa cho bé, mình chuyển qua cho bé dùng đũa người lớn hay dùng và bé nhanh chóng thành thạo. Từ đó đến nay, cứ đến bữa bé đã ngồi ăn cùng bàn với mọi người trong gia đình và dùng bát, đũa như người lớn.

Ngay từ đầu mình đã xác định rằng việc tập cho bé dùng thìa, dĩa, đũa không khác là mấy so với việc tập đi cày. Bạn không thể vừa học xong mà cày hết được cả mảnh ruộng. Con cũng vậy, con không thể lập tức xúc hết được khẩu phần ăn của mình. Khi tập cho bé, bạn nên xúc cho bé trước, sau đó khi còn một vài miếng bạn cho bé tự xúc. Bé sẽ rất vui và còn sung sướng hơn khi là người "dọn sạch" chén bát, kết thúc phần ăn của mình. Rồi từng ngày tăng dần lượng thức ăn bé tự xúc tới khi bé tự xúc được trọn vẹn khẩu phần ăn của mình.

- Xin cảm ơn chị về những chia sẻ này!

con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây ...

con xuc thia dieu luyen tu 1 tuoi nho me kien tri tap luyen moi ngay Thực đơn ăn dặm giúp con ăn no, ngủ kĩ của mẹ 9X

Với tiêu chí ăn dặm không phải là cuộc chiến, chị Minh Trang (Bắc Ninh) bước đầu thành công khi em bé sau hơn 2 ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.