Nguyễn Ngọc Duy Hưng (học sinh lớp 12 - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi) đã đạt 8.5 Ielts nhờ tự học |
Đặc biệt hơn, Hưng không theo học hay luyện thi ở bất cứ trung tâm nào, thành quả đạt được của bạn đều nhờ mày mò tự học và tham khảo kiến thức trên mạng.
Xác định mục tiêu học Tiếng Anh
Chàng trai sinh năm 1999 cho biết, đầu tiên muốn học Tiếng Anh, hay cụ thể là luyện thi IELTS, bạn cần phải xác định được mục tiêu của mình. Nhiều người vung tiền vào các trung tâm, học vì sợ thua kém, dẫn đến dễ nản lòng khi gặp khó hoặc không có động lực để tiếp tục.
“Nếu bạn muốn học Tiếng Anh, bạn phải thích nó. Mình còn trẻ nên chưa dám nhận xét nhiều, nhưng nhờ giỏi tiếng Anh, giấc mơ của mình đã trở nên rất gần. Mình có thể đọc sách báo, xem phim, rồi đi du lịch ở nhiều quốc gia mà không lo lắng về vấn đề giao tiếp. Mình chia sẻ để các bạn thấy rằng, tiếng Anh đã thay đổi cuộc đời mình rất nhiều, và nếu bạn cố gắng thì bạn cũng sẽ thấy cuộc đời các bạn thay đổi”, Duy Hưng chia sẻ.
Văn phạm là khung xương
Với Hưng, văn phạm là phần quan trọng nhất cần nắm vững khi học tiếng anh, bạn ví văn phạm như khung xương và nền giáo dục Việt Nam cũng chú trọng văn phạm khi dạy học cũng có lý do của nó.
Hưng cho biết: “Nếu xem tiếng Anh như cơ thể người thì văn phạm như cái khung xương vậy. Nếu không nắm chắc, người học sẽ thấy tiếng anh rất khó. Đối với văn phạm, mình đánh giá nó khá giống công thức Toán, nhưng khác ở chỗ là khi mình làm nó nhuần nhuyễn thì nó thành bản năng chứ mình không phải nhớ về nó hay suy luận gì nữa cả. Tuy nhiên, ban đầu bạn sẽ phải học và làm bài tập rất nhiều để có thể luyện nó thành bản năng.”.
Để học văn phạm, Hưng cũng giới thiệu một số cuốn sách cho các bạn học, từ căn bản đến nâng cao:
1/ Understanding And Using English Grammar 4th edition của Betty Azar.
2/ Advanced Grammar in Use (cuốn này advanced nên hơi khoai nha).
3/ Advanced Grammar In Use Supplementary Exercise
Học sao với “biển” từ vựng?
Từ vựng luôn là phần khiến nhiều bạn ngán ngẩm nhất vì độ rộng lớn cũng như đa dạng của nó khi học tiếng Anh.
Để giải quyết vấn đề từ vựng, Hưng tâm sự: “Cá nhân mình thì thích học theo kiểu "giáo sư", tức là nghiên cứu kĩ về từ đó: cách phát âm, ví dụ liên quan, từ gia đình... Rồi ghi lại nó vào cuốn notebook. Cách này khá nặng nề và vất vả nhưng lợi thế là bạn hiểu sâu, hiểu rộng, và không phải bị bối rối khi cái từ đó bị đem ra ở ngữ cảnh khác”.
Ngoài ra, chàng trai cũng gợi ý một số cách học khác để đỡ nhàm chán, cụ thể:
+ Tự đặt ví dụ có liên quan tới bản thân mình.
+ Biết liên hệ với thực tế. Chẳng hạn như khi học từ blanket (là cái chăn) thì đừng chỉ ghi định nghĩa 1 cách khô khan mà phải nhớ tới cái hình ảnh chiếc chăn bao bọc che chở bạn mỗi đêm giá lạnh.
+ Xem phim có phụ đề Anh - Việt. Chẳng hạn như phim How I Met Your Mother và những bộ phim của Disney như Suite Life hay Wizard of Waverly Place
+ Đọc sách, báo.
+Đọc báo nước ngoài với những trang như: BBC, VOA, CNN hay The Guardian, hay là bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
+ Cũng có thể download một số app học từ vựng trên CH Play, buổi tối trước khi đi ngủ có thể tranh thủ xem sơ qua.
Duy Hưng chưa từng theo học bất cứ trung tâm tiếng anh nào. Ảnh: Quỳnh Anh |
Bí quyết tự học IELTS
Đối với việc học thi IELTS, Hưng cũng chia sẻ những bí quyết tự học cụ thể cho từng phần để các bạn có thể tham khảo.
1/ READING
+ Trong phần điền từ vào ô trống bạn phải chắc chắn 100% rằng đó là những từ bạn bê từ bài viết và bạn hoàn toàn không được thay đổi nó.
+ True, False và Not Given. Thường thì False rất dễ nhận biết vì nó sẽ đi ngược lại 100% dữ kiện đề bài (nên nhớ là phải đi ngược lại hoàn toàn nhé). Còn True với Not Given thì khó nhận biết hơn hẳn. Ví dụ đề bài là: "Việt Nam (VN) có 90 triệu dân, Trung Quốc (TQ) có 1 tỉ dân".
Nếu đề bài hỏi "TQ đông dân hơn VN" thì là true. Nhưng nếu đề bài chỉ hỏi "TQ là một nước đông dân" thì not given. Mặc dù ai cũng biết TQ là nước đông dân nhưng đề bài chỉ cho có con số như vậy chứ không nhận xét liệu con số này là nhiều hay ít, nên phải chọn not given. Do đó, để chọn được not given, các bạn cần phải bám sát dữ kiện và không nên suy luận lung tung.
+ Cố gắng đọc nhanh vì chỉ có 20 phút cho một bài reading, cái gì không biết các bạn nên bỏ qua ngay, sau đó nếu còn thời gian có thể quay lại và dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa.
2/ LISTENING
Cùng với Reading, đây là phần ăn điểm nên cần phải luyện tập kĩ càng để bao quát hết mọi dạng bài.
+ Dù Grammar không được tính là một kĩ năng riêng nhưng nó đều quan trọng đối với 4 kĩ năng. Do đó bạn phải vững Grammar và cách chia thì, chia số nhiều... các thứ. (Không phải cứ thêm s là xong đâu nhé. Chẳng như knife (dao) thêm s là knives, sheep và fish thì lại hoàn toàn không có dạng số nhiều). Ở bài Listening điền vào chỗ trống bạn phải đảm bảo chuẩn đét về mặt ngữ pháp, thiếu s là sai mất một câu rất oan uổng. + Ở bài tập đánh vần tên (D - U - Y H - U - N -G ) thì phải cực kì bình tĩnh.
+ Ở bài tập Map hay bài tập đường đi thì nên lấy cây bút chì vẽ theo để theo dõi, cứ tưởng tượng như mình là khách du lịch thật vậy. + Tip sau cũng áp dụng cho bài Reading. Là phải xem lại giới hạn từ: những chữ như NO MORE THAN THREE WORDS. Nếu vượt quá giới hạn từ là mất luôn cái câu đó. Chẳng hạn , bạn nghe được twenty six hours đúng không, mà giới hạn từ là hai thôi. Nếu bạn ghi y chang twenty six hours là bạn sẽ mất điểm cho dù bạn nghe đúng vì nó là 3 từ lận. Phải sửa thành twenty-six hours hoặc 26 hours (nếu đề bài cho dùng số).
Duy Hưng cùng thầy và bạn cùng lớp. ẢNh FBNV |
3/ WRITING
Đây là phần mình đánh giá là khó nhất trong 4 phần, vì nó đòi hỏi quá nhiều thứ.
+ Grammar và Vocabulary: Bạn càng sử dụng nhiều từ cao cấp thì khả năng điểm cao càng lớn. Tuy nhiên nên tránh việc quăng các từ cực khó vào mà không hiểu cách sử dụng của nó, lúc đó bài viết sẽ thiếu tự nhiên cực kì và không được điểm cao đâu.
+ Khả năng phân tích biểu đồ. Bài Writing Task 1 mình có thể tóm gọm lại các bước thế này: Opening => Overview => Detail. Nếu bạn thích thì chơi 2 cái Overview cũng được nhưng thôi chừa thời gian cho Task 2. Phần Opening bạn chỉ cần paraphrase lại đề bài thôi không có gì khó khăn.
Còn phần Overview bạn phải nhìn ra cái gì nổi trội nhất từ biểu đồ rồi nói ra trong vòng 1-2 câu, không được nhiều hơn. Còn phần Detail là ghi chi tiết những gì bạn thấy, tuy nhiên không cần phải chi tiết quá đâu vì nếu vậy sẽ vượt quá word limit mất. Cứ xem Detail là 1 cái phần Overview chi tiết hơn vậy ấy. Nên dùng số liệu để dẫn chứng. Nên so sánh sự thay đổi/hơn kém của số liệu.
Chú ý đừng đưa ra nhận xét của bản thân mình vì đề chỉ yêu cầu bạn nói những gì có trong hình ảnh thôi chứ không đòi bạn phát biểu cảm nghĩ. + Task 2 thì bạn cần phải có kiến thức xã hội tốt. Nó giống làm văn nghị luận ở VN vậy ấy nhưng mình đánh giá khó hơn rất nhiều (vì chém gió về tư tưởng đạo lí thì ai chẳng làm được). Bạn phải có óc phân tích cộng nguồn kiến thức có sẵn.
4/ SPEAKING
+ Nhớ thật lịch sự với giám khảo. Chào hỏi và cảm ơn khi vào và bước ra phòng thi. Nhớ ăn mặc chỉn chu và lịch sự. Giám khảo có thể rất nghiêm hoặc rất bất cần đời, nên phải giữ bình tĩnh.
+ Part 3 Speaking sẽ hỏi những câu rất khó đó nhưng vẫn phải bình tĩnh, cứ dùng sự lý luận bên trong mình mà trả lời, còn không được thì cứ chém gió loanh quanh miễn sao đúng chủ đề là được.
+ Nói to lên vì có 2 giám khảo. 1 giám khảo nói chuyện với mình trực tiếp luôn còn 1 giám khảo nghe qua đoạn băng thu âm. Giả dụ bạn nói nhỏ quá là giám khảo kia không nghe được đâu.
+ Tập luyện nói trước gương để cải thiện thần thái. Nếu không được thì tập nói trong đầu luôn.
Một số thành tích khác của Hưng |