Bí thư Nhân: Đường chạy qua tỉnh nào tỉnh đó phải lo

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng vùng trọng điểm phía Nam đóng góp tới 44% ngân sách cả nước nhưng đầu tư cho hạ tầng giao thông lại thấp hơn mức bình thường.

Chiều 25/7, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo các 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam... đã thảo luận về Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng trong việc phối hợp nhằm phát triển vùng, đầu tư kết nối giao thông, hạ tầng là một trong những vấn đề cốt lõi.

bi thu nhan duong chay qua tinh nao tinh do phai lo nguyen thien nhan

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp. Ảnh: Trương Khởi.

Theo ông Phong, đường sắt TP.HCM - Cần Thơ mà TP đang đề xuất cũng nằm trong quy hoạch tổng thể của vùng. Hiện đề án này TP đang giao cho Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu để báo cáo Bộ GTVT và Chính phủ.

“TP.HCM không thể phát triển được nếu tách rời liên kết vùng”, Chủ tịch Phong nhấn mạnh.

Ông Lê Tấn Quốc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định nói đến liên kết vùng thì phải có liên kết hạ tầng giao thông hoàn chỉnh. Ông Quốc dẫn chứng nếu phân luồng hàng hoá từ TP.HCM về cảng nước sâu Cái Mép ở Vũng Tàu mà giao thông không đáp ứng được thì sẽ rất bất cập.

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đặt nhiều câu hỏi cho các bộ, ngành.

“Chúng ta phải làm rõ lý do vì sao quy hoạch giao thông lại chậm. Nếu không giải đáp được câu hỏi này thì sau này càng chậm nữa”, ông Nhân nói. Theo Bí thư Thành uỷ, nếu lý do chính là không đủ tiền, thiếu vốn thì phải xem xét tính lại tỷ trọng xã hội hoá trong các công trình giao thông này.

“Vùng trọng điểm phía Nam chiếm 9,2% dện tích cả nước, 24% dân số nhưng đóng góp tới 44% ngân sách cả nước. Phải nhìn lại xem đầu tư để phát triển hạ tầng của vùng trong 8 năm qua so với cả nước như thế nào. Tôi đoán thấp hơn mức bình thường”, Bí thư Nhân bày tỏ.

Theo Bí thư Nhân trong quy hoạch hiện nay, các tuyến vành đai quan trọng, giao thông công cộng, giao thông đường thuỷ, đường sắt cao tốc... đều dựa vào nguồn vốn vay ODA và ngân sách. Nếu vẫn tính theo cách này thì đến 2020 cũng khó hoàn thành được.

bi thu nhan duong chay qua tinh nao tinh do phai lo nguyen thien nhan

Bí thư Nhân cho rằng đầu tư cho hạ tầng giao thông ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thấp hơn mức bình thường. Ảnh: Trương Khởi.

Đối với trường hợp đường vành đai 3, Bí thư Nhân đề xuất nên chăng Trung ương xác định tổng kính phí là bao nhiêu. Phần còn lại chạy qua tỉnh nào tỉnh đó lo, các tỉnh phải làm đồng thời.

"Nếu không biết đến bao giờ mới chạy, 15 năm nay đã không làm được", ông Nhân nói.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam, cho rằng quy hoạch phải làm rõ việc kết nối sân bay Long Thành (Đồng Nai) với toàn vùng. “Đồng Nai phải nhanh nhẹn quy hoạch đô thị sân bay kết nối với sân bay Long Thành. Chúng tôi nghe báo chí đưa việc người ta đến mua đất, nếu không quy hoạch sớm, sau này phải giải toả sẽ rất gay”, ông Hải nói.

Phát biểu kết thúc cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định bản đồ án đã đưa ra những ý tưởng mới trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quy hoạch của một số TP lớn trên thế giới. Tuy nhiên, cách tiếp cận còn thiếu năng động, chưa đối phó được những thách thức trong việc tập trung hoá dân cư về TP.HCM.

Trong đó, Phó thủ tướng nhấn mạnh đề án phải làm nổi bật tính chất của TP.HCM là TP có vai trò vị trí chiến lược không chỉ với cả nước mà còn là khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, phải phát triển, khai phá tiềm năng của các khu vực cửa ngõ quan trọng về cảng biển, hàng không, kết nối khu vực với quốc tế.

bi thu nhan duong chay qua tinh nao tinh do phai lo nguyen thien nhan Bí thư Nhân: Tôi đã viết thư gửi Thủ tướng kiến nghị về Tân Sơn Nhất

Bí thư Nhân đã viết thư gửi Thủ tướng, đề nghị chưa thông qua đề xuất của Bộ GTVT vì phương án này không đề ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.