Chuyện ly hôn là cuộc sống riêng tư của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, cho dù nhận được nhiều sự chú ý, nhưng viễn cảnh của doanh nghiệp Trung Nguyên mới là điều khiến cho nhiều người tò mò, đặc biệt là khi “Vua cà phê Việt” có dấu hiệu hụt hơi trong quãng thời gian qua.
Được biết, Tập đoàn Trung Nguyên có nhiều mảng kinh doanh, gồm cà phê rang xay, cà phê hòa tan và mảng nhượng quyền cửa hiệu.
Ở mảng kinh doanh cà phê, Trung Nguyên được biết đến là “vua” xuất khẩu cà phê, đặc biệt là thị trường Trung Quốc và Mỹ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có con số chính xác để kiểm chứng.
Mặc dù doanh thu bán hàng của Tập đoàn Trung Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2017 không biến động nhiều nhưng các khoản mục như chiết khấu hàng bán, chi phí nhân công, chi phí mua ngoài lại tăng mạnh.
Đặc biệt trong giai đoạn này, Trung Nguyên rót trên 320 tỷ đồng để mua xe, nhiều hơn cả chi đầu tư cho máy móc.
Tổng giá trị tài sản cuối kỳ gần 5.700 tỷ đồng, giảm 9,5%, trong đó tiền mặt và tiền gửi 1.622 tỷ đồng, giảm 22% so hồi đầu năm.
Lợi nhuận sau thuế năm 2017 sụt giảm còn 531 tỷ đồng, so với năm 2014 giảm 55%.
Tuy nhiên công bằng mà nói, lợi nhuận năm 2014 của Trung Nguyên được góp sức rất lớn từ hoạt động tài chính, bao gồm 461 tỷ đồng tiền cổ tức và 50 tỷ đồng lãi tiền gửi.
Nếu như loại bỏ yếu tố lợi nhuận tài chính ra khỏi, kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017 sẽ diễn biến như sau.
Số liệu của CTCP Nghiên cứu và tư vấn ngành Việt Nam (VIRAC) cho thấy trong 7 tháng (từ tháng 7/2017 - tháng 3/2018) Việt Nam xuất khẩu khoảng 100 triệu USD cà phê hòa tan, tương ứng với con số doanh thu khoảng gần 2.300 tỷ đồng.
Còn nếu tính chung cả xuất khẩu cà phê nhân, giá trị khoảng 1,6 tỷ USD.
(Ảnh: VCCI) |
Quyền điều hành công ty biến động nhiều người thắc mắc liệu các đối thủ của Trung Nguyên như Vinacafé hay Nestle có tận dụng cơ hội này để vươn lên bỏ xa Trung Nguyên.
Tuy nhiên nhìn vào tình hình tài chính của hai đối thủ này thì cho đến thời điểm hiện tại Trung Nguyên vẫn đang đứng vững trên thị trường.
Thành lập năm 1995 trên cơ sở chuyển từ Liên hiệp Các xí nghiệp cà phê, Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam...
(Ảnh: Kinh tế và tiêu dùng) |
Báo cáo tài chính quý II/2018 của Công ty cổ phần VinaCafe Biên Hòa (VCF) cho thấy, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng cao trong khi doanh thu thuần kỳ này sụt giảm.
Cụ thể, doanh thu thuần quý II/2018 của VCF đạt 738,9 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp giảm 40% chỉ còn 191,3 tỷ đồng.
(Ảnh minh hoạ) |
Tuy doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm, chi phí tài chính tăng nhẹ, song đáng chú ý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này điều chỉnh giảm mạnh.
Trong đó, chi phí bán hàng kỳ trước lên đến 231 tỷ đồng thì quý II năm nay chỉ còn gần 5 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 78%, còn 7,2 tỷ đồng.
Giai đoạn 2014- 2017, tổng doanh thu bán hàng VinaCafe hoạt động khá ổn định, khi đạt 3.048 tỷ đồng năm 2014 và tăng lên 3.341 tỷ đồng vào 2017.
Có mặt tại 189 quốc gia trên thế giới, phát triển với hơn 10 ngành hàng tại Việt Nam, Nestlé ngày càng khẳng định chỗ đứng sau 23 năm bước chân vào thị trường Việt.
Giai đoạn 2010-2017, tốc độ tăng trưởng bình quân của năng suất cà phê đạt 2%/năm. Trong đó, cà phê Robusta tái canh có thể đạt 4,5-6 tấn/ha, có những vườn tới 8 tấn/ha.
Doanh số bán thực phẩm sạch (hữu cơ) trong quý đầu năm 2018 của Nestle tăng 2,8%, so với mức tăng 1,9% trong quý IV/2017.
"Ông lớn" trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm Nestle vừa khẳng định mục tiêu và đường hướng hoạt động trong cả năm 2018 sau khi doanh số bán thực phẩm sạch (hữu cơ) trong quý đầu năm 2018 của Nestle tăng 2,8%, so với mức tăng 1,9% trong quý IV/2017.
Số lượng hàng mà Nestle bán ra trong quý I năm nay tăng 2,6%, so với mức tăng 1,2% trong quý cuối năm ngoái, trong lúc giá bán chỉ tăng 0,2%.
Phân chia quyền lực và tiền bạc của vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ở Trung Nguyên
Vẫn chưa thể định đoạt số phận của Trung Nguyên khi bà Thảo đòi 20% cổ phần để cấp dưỡng cho 4 người con, còn ... |
Ai đang sở hữu Trung Nguyên?
Cơ cấu sở hữu cô đặc phần nào lý giải việc bà Lê Hoàng Diệp Thảo muốn ông Đặng Lê Nguyên Vũ chu cấp cho ... |
'Nội chiến' Trung Nguyên được tòa Singapore xử ra sao?
Năm 2015-2016, Tập đoàn Trung Nguyên mà đại diện là ông Vũ, đã kiện Trung Nguyên International ở Singapore và bà Lê Hoàng Diệp Thảo ... |