USDA: Xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam năm 2019 - 2020 giảm do sự cạnh tranh từ thị trường nước ngoài

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2019 - 2020 dự kiến giảm xuống còn 23,5 triệu bao, thấp hơn báo cáo trước đó, do sự cạnh tranh từ thị trường nước ngoài. Với giá thấp kỉ lục, dự trữ trong năm 2019 - 2020 và 2020 - 2021 có thể ở mức cao.

Thương mại

Xuất khẩu

Covid-19 đã ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu, đặc biệt là cà phê, làm gián đoạn việc vận chuyển và nhu cầu sau khi các quốc gia ban hành biện pháp phong tỏa trên diện rộng. 

Mặc dù các nước đã dần nới lỏng lệnh giãn cách xã hội, đại dịch Covid-19 vẫn có thể tiếp tục tác động đến thương mại cho đến cuối tháng 6. 

Mặc dù dự kiến tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ phục hồi sau lệnh giãn cách, nhu cầu sẽ cần thời gian dài để trở về mức trước đại dịch. Quĩ tiền tệ quốc tế dự báo GDP toàn cầu sẽ giảm 3% vào năm 2020 và trong nghiên cứu mới đây, Tổ chức Cà phê Quốc tế chỉ ra rằng nếu GDP giảm 1% sẽ khiến tiêu thụ cà phê giảm 0,95%.

Ước tính xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2019 - 2020 giảm xuống còn 26,3 triệu bao, thấp hơn so với dự báo trước đó. 

Do chênh lệch giá cà phê robusta của Việt Nam trên thị trường giao sau nên các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang mua từ Brazil và Indonesia. Các thương nhân cũng cho rằng sự mất giá tiền tệ ở Brazil và áp lực phải bán vụ mùa kỉ lục sắp tới đã đẩy giá tại Brazil xuống thấp nhanh chóng. 

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 - 2020 giảm 6 - 7% so với năm trước, đạt 12,8 triệu bao. Đức, Mỹ và Italia tiếp tục là những thị trường nhập khẩu lớn nhất.

USDA:  - Ảnh 1.

(Nguồn: USDA)

Covid-19 đã thúc đẩy những thay đổi trong mô hình tiêu thụ cà phê toàn cầu, đáng chú ý nhất là sự chuyển đổi tạm thời từ tiêu thụ ngoài hộ gia đình sang tiêu thụ tại nhà. 

Cà phê chất lượng cao phục vụ trong các cửa hàng cà phê được pha trộn với hàm lượng arabica cao hơn, trong khi cà phê đóng gói tiêu thụ tại nhà thường có chất lượng thấp hơn với tỉ lệ robusta lớn. 

Xu hướng này có thể tiếp tục sau Covid-19 vì sự bất ổn định trong nền kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng, khiến người tiêu dùng thay thế các sản phẩm cà phê chất lượng cao. 

Do đó, cà phê arabica có thể mất thị phần và bị thay thế bởi robusta trong ngắn hạn đến trung hạn. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020 - 2021 sẽ tăng nhẹ lên 26,9 triệu bao với giả định nhu cầu robusta cao hơn và giá cả cải thiện.

Xuất khẩu cà phê xanh

USDA: Xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam năm 2019 - 2020 giảm do khả năng cạnh tranh thấp - Ảnh 2.

(Nguồn: USDA)

Xuất khẩu cà phê xanh năm 2019 - 2020 giảm xuống còn 23,5 triệu bao vì robusta của Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn. Xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm giảm 7% so với năm trước xuống còn 11,9 triệu bao. Đối với năm 2020 - 2021, dự báo xuất khẩu cà phê xanh sẽ tăng nhẹ trở lại lên 24 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê rang và hòa tan

Dự báo tăng trưởng trong xuất khẩu cà phê hòa tan và rang ở mức khoảng 5%. Tỉ lệ xuất khẩu số lượng lớn trên thị trường cà phê hòa tan ngày càng giảm phải khi phải đối mặt với giá cả không ổn định trong những năm gần đây.

Nhập khẩu

Việt Nam tiếp tục nhập khẩu một lượng nhỏ, cả cà phê xanh, rang và hòa tan, từ Lào, Indonesia, Brazil và Mỹ để phục vụ chuỗi bán lẻ cà phê cao cấp. Tuy nhiên, nhập khẩu trong năm 2019 - 2020 ước tính giảm xuống còn 0,7 triệu bao do tác động của Covid-19 và dự báo tăng trưởng trì trệ trong năm 2020 - 2021.

Giá bán

Giá xuất khẩu

Trong hai năm qua, giá xuất khẩu hàng tháng của cà phê robusta xanh (FOB TP HCM) đã giảm xuống mức thấp trong nhiều năm, đáng kể nhất là từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay. Sự mất giá của đồng real Brazil đã làm cho cà phê của nước này rẻ hơn tương đối và ảnh hưởng đến thị trường giao sau toàn cầu. 

USDA: Xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam năm 2019 - 2020 giảm do khả năng cạnh tranh thấp - Ảnh 3.

(Nguồn: USDA)

Nguồn cung robusta ở Brazil, Việt Nam và Indonesia có thể thắt chặt vào năm 2020 - 2021 do qui mô sản xuất nhỏ hơn và điều kiện thời tiết không thuận lợi, trong khi đó nhu cầu robusta có thể cải thiện khiến giá tăng trở lại trong những tháng tới.

Giá trong nước

USDA: Xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam năm 2019 - 2020 giảm do khả năng cạnh tranh thấp - Ảnh 4.

(Nguồn: USDA)

Sự sụt giảm giá trong nước phản ánh sự sụt giảm của giá xuất khẩu, khiến nông dân găm hàng không muốn bán. Nông dân mong đợi giá xuất tại trang trại ở mức 32.000 đồng/kg nhưng giá đã giảm xuống dưới 30.000 đồng/kg trong tháng 4.

Dự trữ

Dự trữ của Việt Nam đang ở mức cao, bao gồm các kho ngoại quan và kho của thương nhân, nhà xuất khẩu và nông dân. Như đã đề cập, giá thấp khiến nông dân không muốn bán, dẫn đến thương nhân và nhà xuất khẩu khó khăn trong việc mua cà phê để xuất khẩu. 

Ngoài ra, cà phê của Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với Brazil và các nước khác, dẫn đến xuất khẩu thấp hơn trong năm 2019 - 2020 và do đó, dự trữ cao hơn. Dự báo dự trữ trong năm 2019 - 2020 tăng lên tới 4,6 triệu bao và trong năm 2020 - 2021 ở mức 5,5 triệu bao.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.