Biểu tình không có hồi kết, nhân viên ngân hàng Hong Kong lên kế hoạch 'tản cư'

Trong bối cảnh làn sóng biểu tình tại Hong Kong ngày một trở nên căng thẳng, những nhân viên ngân hàng tại xứ Hương Cảng - một trong những trung tâm tài chính kinh tế lớn nhất châu Á và thế giới, đang phải tìm đường thoát thân.

Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, một nhân viên nhà băng cao cấp tại Hong Kong đang lên kế hoạch xin cấp thẻ xanh từ nước Mỹ. Mục tiêu của anh là được nhập cư vào một quốc gia an toàn hơn, khi mà tình trạng bất ổn tại quê hương anh đang có những diễn biến theo chiều hướng tồi tệ.

Mỹ không phải là lựa chọn duy nhất. Hai giám đốc điều hành ngân hàng khác tại xứ Hương Cảng cũng đang hướng tới một thành phố khác để "lánh nạn". Họ đang tìm kiếm cơ hội để chuyển tới làm việc tại Thượng Hải, và "đặt cược" rằng tương lai ở đó sẽ sáng sủa hơn so với hiện tại.

Những người nước ngoài và những người Trung Quốc đại lục, làm việc tại trung tâm tài chính lớn tại Hong Kong là những người đầu tiên "rục rịch" di chuyển, khi những cuộc biểu tình bắt đầu leo thang từ những tháng trước.

1000x-1

Biểu tình tại trung tâm kinh tế tài chính lớn bậc nhất châu Á và thế giới khiến nhiều nhân viên ngân hàng tại đây đang suy nghĩ về vấn đề tìm việc làm ở các quốc gia khác. (Ảnh: Bloomberg).

Trong tình cảnh tương tự, những gia đình có nhiều thế hệ sống tại xứ Hương Cảng cũng đang cân nhắc lựa chọn tại các quốc gia khác. Công việc cũng như cuộc sống liên tiếp bị gián đoạn và đảo lộn, khiến ngay cả những người có ý định gắn bó trọn đời với mảnh đất này cũng phải suy nghĩ về việc tìm đường sang nước ngoài sinh sống.

Bloomberg đánh giá gần như chắc chắn sẽ không có cuộc di cư nào trên diện rộng. Tuy nhiên, chủ đề "tìm việc làm tại những nơi an toàn" đang trở nên thường xuyên hơn trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, hay giữa những người đồng nghiệp tại các văn phòng ở Hong Kong. Nhiều nhân viên tài chính ngân hàng làm việc trong những tòa nhà chọc trời, vốn hay tránh xa những cuộc phóng hỏa của nhóm biểu tình và hơi cay của cảnh sát, giờ cũng phải suy nghĩ về những quốc gia khác khi công việc của họ đang có dấu hiệu bị ảnh hưởng lâu dài.

"Họ (những nhân viên ngân hàng) đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và đã chán ngấy với sự bất ổn xã hội tại Hong Kong. Họ tự hỏi: 'Bước tiếp theo của tôi là ở nơi nào?'. Hiện có rất ít cơ hội tại Hong Kong, nhưng tại Thượng Hải lại là một câu chuyện khác", Eric Zhu, nhà tuyển dụng của Morgan McKinley có trụ sở tại Thượng Hải, chia sẻ.

Zhu cũng cho biết ban đầu ông tư vấn cho hai giám đốc nhà băng thay đổi quyết định, khi trước đó họ đã lựa chọn Hong Kong thay vì Thượng Hải, nơi có khung thuế và hệ thống pháp lí cũng khác so với đại lục. "Nhưng không tài nào can ngăn được họ".

Bloomberg nhận định, nhiều người đang tin rằng Trung Quốc sẽ ủng hộ Thượng Hải trở thành một trung tâm tài chính mới của châu Á, cũng như thế giới, và đe dọa sẽ thay thế Hong Kong.

Việc rời khỏi Hong Kong, đặc biệt là để đến với Trung Quốc đại lục, từ lâu đã là một chủ đề nhạy cảm với những người dân tại đây. Họ vẫn được biết đến là luôn tự hào về tính cách độc đáo, tự do và tách biệt đối với đại lục.

Những số liệu thống kê các cuộc di cư không được công bố rộng rãi, nhưng có bằng chứng khác cũng rất đáng quan tâm: Những đơn xin cấp "xác nhận không có tiền án" - giấy tờ quan trọng để chuyển ra nước ngoài, đang ngày một nhiều hơn. 

Khoảng hơn 3.500 người tại Hong Kong đã yêu cầu giấy này trong ba tháng qua, tăng khoảng hơn 50% so với đầu năm. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có xác nhận này đều rời khỏi xứ Cảng Thơm.

1

Giấy xác nhận không có tiền án đang nở rộ ở Hong Kong. (Ảnh: Hong Kong Police Force/ Bloomberg).

Một cuộc khảo sát nhỏ cũng cho thấy, khoảng hơn 40% người Hong Kong đang muốn rời đi trong thời gian các cuộc biểu tình diễn ra.

Một số nhà tuyển dụng ở các trung tâm tài chính khác thừa nhận rằng họ nhận thấy sự gia tăng về lợi ích khi rời khỏi Hong Kong. Nhưng cho đến nay, chưa thực sự có nhiều sự chuyển biến về nhân sự từ nơi này.

Andrew Hanson, Giám đốc điều hành của công ty tuyển dụng Robert Walters ở Sydney, cho biết: "Chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng về số đơn xin việc tại Australia từ các chuyên gia đang làm ở Hong Kong. Nhưng khối lượng của những đơn ứng tuyển này là không đủ để chứng minh rằng những bộ óc tài chính đầy tài năng ở Hong Kong đang chuyển hướng sang Australia vì sự bất ổn chính trị.

Ngoài ra, khó có thể phân biệt được mục đích của những người ra đi, có thể vì biểu tình, có thể vì theo đuổi mục tiêu kinh doanh khác nhau.

photo-1

Nhân viên tài chính trú ẩn bên trong một trung tâm thương mại để tránh hơi cay do cảnh sát bắn vào nhóm biểu tình ở quận trung tâm ngày 11/11. (Ảnh: Nicole Tung/Bloomberg).

Những người ở lại thì đang bị phân chia thành nhiều nhóm. Một số thì chỉ lên kế hoạch dự phòng cho những tình huống xấu nhất. 

Theo South China Moring Post, vào tháng trước, nhiều người Hong Kong đã tìm cách mua nhà tại các quốc gia như Hy Lạp, Bồ Đào Nha hay Malaysia, và xin cấp thị thực cho chủ sở hữu tài sản.

Bên cạnh đó, cũng có một số bộ phận cũng chọn cách ủng hộ nhóm biểu tình. Một nhóm nhỏ những nhân viên ngân hàng đã rời tòa tháp văn phòng, để xuống đường thể hiện sự ủng hộ.

Nhiều người khác đang chờ đợi và thích nghi với cuộc sống ở một thành phố sẽ có nhiều sự thay đổi trong tương lai. Các chuyên gia tài chính, những người lo lắng khi các trường học công lập đang bị chính trị hóa, đã nộp đơn cho các con của mình để chuyển đến các trường học quốc tế, hay đưa chúng ra các trường ở nước ngoài.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.