Bình Dương kiến nghị Thủ tướng xử lí vụ 'phá đường ray xây nhà ở'

Trước việc doanh nghiệp thực hiện tháo dỡ đường ray xe lửa để triển khai dự án bất động sản khi chưa được chấp thuận, cơ quan chức năng đã đề nghị tạm ngưng dự án. UBND tỉnh Bình Dương vừa gửi công văn xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tồn động liên quan đến dự án nhà ở tại khu vực có đường ray xe lửa.

Ngày 30/4, nguồn tin Tiền Phong cho biết ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vừa ký Công văn số 1987 xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ liên quan đến khu đất thực hiện dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt do Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An làm chủ đầu tư.

Nội dung Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Dương đề cập đến hai khu nhà ở có diện tích liền kề gồm: 64.050,14m2 và 47.882,8m2. Trong đó, Bình Dương kiến nghị Thủ tướng cho phép dự án có diện tích 64.050,14m2 được tái hoạt động trở lại; với dự án 47.882,8m2 kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử liên quan việc tháo dỡ đường ray.

Bình Dương kiến nghị Thủ tướng xử lí vụ 'phá đường ray xây nhà ở' - Ảnh 1.

Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương vào năm 2018 nhưng năm 2015 đường ray đã được tháo dỡ

Cụ thể, đối với Khu nhà ở thương mại đường sắt diện tích 64.050,14m23, Bình Dương cho biết trước đó Bộ Giao thông vận tải có Công văn số 1222 thống nhất với ý kiến của Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về phương án quy hoạch cơ cấu sử dụng đất Trạm vật tư đường sắt Dĩ An của Công ty Cổ phần đường sắt Sài Gòn. Căn cứ Nghị định của Chính phủ, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép Công ty TNHH Phát triển Nhà xe lửa Dĩ An tiếp tục thực hiện dự án khu nhà ở thương mại đường sắt.

Đối với Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng diện tích 47.882,8m2: UBND tỉnh Bình Dương đã có Công văn số 2457 chỉ đạo tạm dừng thực hiện dự án của Công ty TNHH phát triển Nhà xe lửa Dĩ An trong thời gian chờ cơ quan chức năng rà soát các nội dung có liên quan đến việc đầu tư dự án. Về việc này, Bộ Giao thông vận tải thống nhất với UBND tỉnh Bình Dương để tạm ngưng thực hiện dự án.

Về việc tháo dỡ 3 bộ ghi và các nhánh đường sắt số 60, 61, 62 trong khu vực trạm vật tư đường sắt Dĩ An khi chưa có quyết định, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất chủ trương tại văn bản số 8512 (do Công ty Cổ phần Vật tư đường sắt Sài Gòn không có nhu cầu sử dụng và đề nghị được tháo dỡ).

Do đó, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải giải quyết vấn đề liên quan việc tháo dỡ 3 bộ ghi và các nhánh đường sắt nội bộ trong hu vực trạm vật tư đường sắt Dĩ An, đề xuất hướng xử dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng.

Năm 2012, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã phê duyệt phương án cơ cấu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trạm vật tư đường sắt Dĩ An rộng 117.332m2, trong đó sẽ xây dựng trạm vật tư đường sắt rộng 54.252m2, còn lại 63.080m2 dự kiến đầu tư thương mại dịch vụ. Đến cuối năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương đã chấp thuận giao cho Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đường sắt với diện tích 63.080m2.

Đầu năm 2015, ĐSVN thoái toàn bộ vốn tại Vật tư đường sắt Sài Gòn. Sau khi thoái hết vốn Nhà nước, đến giữa năm 2015, 4 tuyến đường ray được tháo dỡ, biến khu đất này thành dãy nền nhà mặt tiền đường lí Thường Kiệt (phường Dĩ An, TP Dĩ An). Khu đất sau khi tháo dỡ đường ray tổng 47.882,8m2 nằm liền kề khu 63.080m2.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.