lu |
Sáng 20/11, Quốc hội đã thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi). (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Sáng 20/11, Luật Công an nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào sáng 20/11 với 85,77% đại biểu Quốc hội tán thành.
Luật Công an nhân dân (sửa đổi) có 7 chương với 46 điều, quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với công an nhân dân (CAND); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, ngày 19/8 hằng năm là ngày truyền thống của CAND và là ngày hội "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc".
Đáng chú ý là theo Luật Công an nhân dân (sửa đổi), cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau: Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an. Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an, số lượng không quá 6. Trung tướng: Số lượng không quá 35. Thiếu tướng: Số lượng không quá 157.
Về thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm trong CAND, Luật quy định Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng.
Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan CAND biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an.
Thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Được biết, Luật Công an nhân dân (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.
Trong đó, các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/ 2019.
Bộ Công an: Khởi tố 4 cán bộ liên quan dự án Ethanol 'đắp chiếu' tại Phú Thọ
Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa khởi tố thêm 4 cán bộ liên quan đến dự án Ethanol 'đắp chiếu' tại ... |