Bố mẹ Việt có vẻ đang 'sợ' con mình?

Nếu bạn còn nghi ngờ về điều đó thì hãy đọc bài viết này để biết rằng bố mẹ Việt đang ‘sợ’ con mình như thế nào.

Tôi chứng kiến không ít lần ở siêu thị, những đứa trẻ con Việt Nam nghịch ngợm, chạy loăng quăng hết gian hàng này đến gian hàng khác, đụng vào người lớn cũng không thèm xin lỗi. Chúng nhìn thấy một vài món đồ chơi là ngay lập tức mè nheo bố mẹ mua cho bằng được, nếu không mua chúng sẽ lăn đùng ra ăn vạ, gào khóc ầm ĩ. Bố hoặc mẹ vì không muốn xấu hổ nên đành chiều theo ý muốn vô lối của chúng để chúng im miệng. Chúng ta – những người lớn luôn sợ tiếng la hét của trẻ con, vì thế dường như ngay lập tức, chúng ta tống được cho lũ trẻ cái gì để chúng im miệng là chúng ta làm ngay.Chúng ta không thừa nhận là chúng ta ‘sợ’ tụi trẻ mà lại bao biện là: “Trẻ con mà”.

bo me viet co ve dang so con minh
Chúng ta có thường chứng kiến những cảnh này? (Ảnh:banthancuame)

Chưa hết, ở những thành phố lớn cha mẹ thường “ngại” dạy con và trông con. Các bạn đừng vội giãy nảy lên cho rằng bạn không như thế. Bạn đã bao giờ đưa cho con mình một chiếc máy tính bảng hay chiếc điện thoại thông minh để chúng chơi game hoặc xem các chương trình thiếu nhi trên đó chưa? Thời gian đó bạn sẽ được thảnh thơi còn chúng thì vùi đầu vào những chương trình mà chúng tự chọn, ẩn họa khó lường.

Rồi, bây giờ bạn thử giật khỏi tay chúng cái điện thoại hoặc cái máy tinh bảng mà chúng đang chơi xem nào? Thử xem chúng có gào thét lên không? Chắc chắn là có. Vậy thì, như tôi đã nói ở trên, chúng ta “sợ” lũ trẻ gào thét vì ngay từ đầu chúng ta đã thỏa mãn nhu cầu của chúng quá nhanh, dẫn đến việc lũ trẻ sẽ coi điều đó là đương nhiên.

bo me viet co ve dang so con minh
Bố mẹ Việt thường thỏa hiệp quá dễ dàng với sự tức giận vô lí của trẻ con (Ảnh: Thoidai)

Ở các nước văn minh và có hệ thống giáo dục tiến bộ như Nhật Bản, trẻ con được học kĩ năng sống, đọc sách thiếu nhi, tham gia các trò chơi của trẻ con, rèn luyện tác phong tự lập và kỉ luật từ khi chỉ mới hơn một tuổi. Chính thói quen rèn giũa và cho lũ trẻ vào khuôn khổ từ bé mà nước Nhật mới có nguồn tài nguyên con người như hiện nay.

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa và cách giáo dục khác nhau nhưng tựu chung lại đều quy về một mối: Giáo dục con người trở thành những người tốt. Các cụ ta có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ” là vì lẽ đó. Nếu người lớn ý thức được việc dạy trẻ nhỏ không quá ồn ào khi chơi đùa và không được gào thét, hét lên vì đòi hỏi hay vì bất cứ lý do gì, đặc biệt là ở nơi công cộng, thì sẽ giúp cho bọn nhóc rất nhiều khi chúng lớn lên: Không bị người khác ghét; có ý thức tôn trọng người khác từ nhỏ, mà tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình, điều này các bậc làm cha là mẹ phải hiểu hơn ai hết.

“Sợ” con đồng nghĩa với việc nuông chiều. Bởi vì sợ chúng gào thét, chúng không tuân theo kỉ luật mà ta đã giao kèo một cách yếu ớt nên chúng ta đành phải thỏa hiệp. Hậu quả nhãn tiền khi lớn lên, chúng ta sẽ có một thế hệ “em chã”, cả đời yếu ớt trong vòng tay bao bọc của cha mẹ, chúng sẽ trở thành loại người như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chuyện bố mẹ có thỏa hiệp với chúng hay không? “Sợ” chúng hay phải răn đe? Điều đó tùy thuộc vào sự dạy dỗ của các bạn. Chúng ta không muốn con mình khi lớn lên sẽ thành một đám người lố nhố ngoài xã hội, đến phép tắc cơ bản như xếp hàng và tôn trọng người khác khi ở ngoài công cộng, hỗn hào và vô kỉ luật, đúng không?

Vậy, nếu muốn hết “sợ” con, hãy bắt đầu kỉ luật thép ngay từ bây giờ, “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, chẳng phải các cụ nhà ta rảnh rỗi mà nghĩ ra đâu, chân lý cả đấy!

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.