‘Bố mẹ Việt còn thiếu nhiều tài liệu mới khi dạy con tự kỷ!’

Đó là chia sẻ của ông bố Việt sau 5 năm đưa con mình định cư và điều trị tự kỷ bằng phương pháp mới tại Canada.
 
bo me viet con thieu nhieu tai lieu moi khi day con tu ky Mẹ đơn thân nuôi con tự kỷ: 'Bảy năm trôi qua mẹ con tôi đã cùng nhau trải qua những cung bậc cảm xúc tột cùng'

Người bố xin giấu tên trong bài viết này nguyên là giảng viên ngành Giáo dục đặc biệt của trường ĐH Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. Sau khi phát hiện ra con mình mắc chứng tự kỷ, cả gia đình anh đã chuyển sang Canada để vừa công tác và vừa điều trị cho con.

Anh đã có 7 năm gắn bó với con trai mắc hội chứng tự kỷ. Dù cả hai vợ chồng anh đều có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục đặc biệt, nhưng điều này lại không giúp ích nhiều cho việc điều trị cho con họ.

Điều đặc biệt trong những chia sẻ này là ở sự can đảm của người bố khi dám thử những phương pháp trị liệu mới cho con mình, không phải bất cứ ông bố, bà mẹ Việt nào cũng được tiếp cận và dám sử dụng.

Chúng tôi xin chia sẻ nguyên văn bài viết của người cha đã làm mọi việc để đồng hành cùng con:

bo me viet con thieu nhieu tai lieu moi khi day con tu ky
Trẻ tự kỷ cần có phương pháo can thiệp kịp thời và có hiệu quả. (Ảnh: Công Tuấn)

“Tôi phát hiện con mình mắc chứng tự kỷ khá sớm, khi con mới 6-7 tháng. Có lẽ nhờ kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành giáo dục đặc biệt nên khi con còn nhỏ, tôi đã nhận ra những dấu hiệu khác những đứa trẻ bình thường ở con mình.

Do đó, tôi không bất ngờ khi con được chẩn đoán tự kỷ bởi một bác sỹ khi gia đình đi khám sức khỏe chuẩn bị đi định cư ở Canada. Nhưng ngược lại, vợ tôi khá sốc vì không thể tin là con mình có thể mắc hội chứng tự kỷ. Vợ tôi cũng là giáo viên và dạy cho khá nhiều trẻ tiến bộ, nhưng với con mình thì lại không thể làm gì được.

Dù hi vọng là con sẽ không bị quá nặng nhưng kết luận của bác sỹ khiến gia đình tôi không khỏi sốc. Với những gì đã được học và tiếp cận ở thời điểm đó, tôi cũng giống như mọi người ở Việt Nam tin rằng, tự kỷ không thể khỏi được.

"Năm 2002, tôi cũng tranh luận nên gọi tự kỷ là bệnh hay hội chứng. Nhưng giờ thì tôi cho rằng thật vô nghĩa khi tranh luận như vậy.

Bởi gọi tên gì thì nó quá nhỏ bé so với vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt. Cái chính là cách giải quyết vấn đề đó thay vì tranh luận xem nên gọi theo cách nào".

Lúc ấy tôi cũng chỉ nghĩ rằng, mình cứ yêu thương con, rồi con có hết hay không thì cũng sẽ luôn cố gắng, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi!

Kế hoạch ra nước ngoài định cư của cả gia đình bị chững lại. Vì khi ấy, tôi chỉ nghĩ đến việc dạy để con có thể giảm đi những tác động của hội chứng này.

Hai vợ chồng tôi tập trung vận dụng kinh nghiệm, kiến thức học được để dạy con, bắt đầu ở nhà khi con 1 tuổi và ở môi trường làm việc chính của chúng tôi – ĐH Sư phạm TP.Hồ Chí Minh khi con hơn 2 tuổi.

Tuy nhiên, tôi thấy rằng điều này không thực sự mang lại hiệu quả. Con tiến triển chậm và có những lúc còn nặng hơn trước.

Đây cũng là lúc mà tôi hiểu ra rằng, con mình nếu chỉ sử dụng phương pháp can thiệp giáo dục, giống như đa số trẻ tự kỷ ở Việt Nam thì điều này chưa đủ. Gia đình quyết định sang Canada định cư và tìm hiểu phương pháp điều trị ở đất nước phát triển này.

Khi mới sang, tôi cũng hơi hoang mang trước những trường phái điều trị tự kỷ. Tôi đọc sách được viết bởi những người cha có con tự kỷ và đã chữa thành công. Từ những cuốn sách này, tôi thấy rằng những gì mình hiểu biết về tự kỷ trước đây khi ở trong nước còn quá nông cạn.

Rồi tôi nghiên cứu chế độ ăn kiêng cho con trai. Chuyên gia tư vấn cho tôi cũng là mẹ tự kỷ. Bà cho biết bây giờ con mình đã khỏi chứng tự kỷ và đang đi học đại học. Sau đó, tôi cũng sử dụng chế độ ăn kiêng được tư vấn và thấy rằng con có những tiến bộ hơn hẳn trước đây.

Trong quá trình điều trị cho con, vợ chồng tôi thường xuyên liên lạc với những bố mẹ nước ngoài có con đã bắt đầu có những tiến triển trong điều trị tự kỷ. Đó cũng là động lực để tôi tiếp tục tin vào hướng mình và con đang đi.

Rồi việc tiếp xúc và trò chuyện với những bé trước đây mắc chứng tự kỷ, tôi lại càng tin vào việc con mình rồi sẽ bình thường trở lại. Mình cứ tiếp tục đi, đi đến khi nào tới đích thì thôi. Cho dù không tới đích thì mình cũng không có gì phải hối tiếc, vì mình đã cố gắng hết sức rồi.

Bây giờ con vẫn còn tự kỷ, nhưng so với 5 năm trước thì đỡ nhiều rồi. Hành vi tăng động giảm nhiều lắm và nói chuyện ở mức độ cơ bản thôi. Giờ con biết giúp đỡ việc vặt trong nhà, nghe lời ba mẹ.

Tuy vậy gia đình vẫn tiếp tục điều trị mọi cách có thể để giúp con tốt hơn. So với các bạn khác ở Việt Nam có thể chưa bằng, nhưng so với bản thân con thì đã là một bước tiến lớn.

Sức khỏe của con cũng rất tốt. Nếu như trước đây 5 năm khi mới sang Canada, một tháng bình quân đi gặp bác sĩ 2 lần vì con bị dị ứng, viêm họng… Nhưng trong 4 năm qua con chưa phải đi gặp bác sỹ lần nào, sức đề kháng cũng tốt hơn nhiều so với trước.

bo me viet con thieu nhieu tai lieu moi khi day con tu ky
Bộ sách mới ra mắt giúp bố mẹ Việt có thể tự can thiệp ở nhà giúp con. (Ảnh: Tủ sách của Bu)

Hiện ở Canada cũng có hai trường phái về điều trị tự kỷ.

Trường phái 1 (chính thống), không tin tự kỷ có thể chữa khỏi, và chủ yếu can thiệp bằng thuốc, bằng các biện pháp trị liệu (ngôn ngữ, hoạt động, tâm lý…).

Chính phủ cũng hỗ trợ miễn phí chừng hơn 100 giờ/năm để mời các chuyên gia này tới nhà hỗ trợ trị liệu (trong chương trình Hỗ trợ Gia đình trẻ khuyết tật). Tuy vậy sau hơn 1 năm dùng tôi thấy không hiệu quả nên từ chối không sử dụng phương pháp này nữa.

Trường phái thứ 2, Chính phủ chưa hoàn toàn đồng ý/đồng ý một phần), bao gồm nhiều phương pháp trị liệu thay thế (cấy tế bào gốc, sử dụng nước kiềm hóa, dùng ASEA,…) nhưng tuyệt đối không dùng thuốc.

Mặc dù nó chưa được công nhận, nhưng tôi thấy tiến bộ rõ rệt ở con. Tuy vậy khá là tốn kém khi theo những phương pháp này.

Tôi thấy điều khó khăn đối với việc điều trị chứng tự kỷ ở Việt Nam bây giờ là các ông bố bà mẹ quá thiếu những tài liệu, đặc biệt những tài liệu mới, thay đổi phù hợp với mức độ của con mình. Đa số những tài liệu này viết bằng tiếng Anh nên những bà mẹ ở nông thôn còn khó tiếp cận.

Những gì tôi được dạy ở trường quá khác biệt so với nơi đây. Vì vậy tôi mong rằng các bố mẹ cần phải tìm hiểu để tiếp cận được với những nguồn tài liệu tốt hơn. Và các bố mẹ hãy gắng lên, chỉ cần có niềm tin và tình thương yêu với con, các bạn sẽ làm được!"

Ngày 8/10, bộ sách gồm 2 cuốn Hướng dẫn phát triển kỹ năng chơiHướng dẫn phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội được chính thức xuất bản tại Hà Nội. Đây là bộ sách giúp cha mẹ có những can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ có hiệu quả.

Hai cuốn sách trên nằm trong bộ năm cuốn How-to guide được biên soạn bởi Autism Aspect Australia - tổ chức có uy tín trong lĩnh vực tự kỷ tại Australia. Với mạng lưới các trường học hỗ trợ trẻ tự kỷ và người tự kỷ trưởng thành lớn nhất thế giới, cung cấp thông tin, dịch vụ chẩn đoán, quản lý hành vi và nhiều hình thức hỗ trợ khác cho các gia đình có người tự kỷ.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.