Bộ NN&PTNT: Xuất khẩu tôm dự báo có nhiều cơ hội hậu Covid-19

Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu tôm có nhiều cơ hội xuất khẩu giai đoạn hậu Covid-19 khi các đối thủ chính như tôm Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan bị đình trệ bởi lệnh phong tỏa quốc gia, đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam sẽ nhiều hơn.

Thị trường tôm nguyên liệu tháng này biến động không nhiều về giá do nguồn cung và nhu cầu đều phục hồi chậm. 

Tại Bạc Liêu, tôm sú ướp đá cỡ 20, 30, 40 con/kg dao động lần lượt ở mức 200.000 đồng/kg, 170.000 đồng/kg và 140.000 đồng/kg

Giá tôm thẻ chân trắng cỡ 60 con/kg giảm 5.000đồng/kg còn 95.000 đồng/kg, cỡ 70 con/kg giảm 2.000 đồng/kg còn 88.000 đồng/kg, cỡ 100 con/kg giảm 2.000 đồng/kg còn 83.000 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 7, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 388,5 triệu USD, tăng 16,3% so với tháng 7/2019. 

Lũy kế 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỉ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn ở các thị trường chính.

Bộ NN&PTNT: Xuất khẩu tôm còn nhiều cơ hội hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Nguồn: VASEP

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam từ các thị trường lớn không bị sụt giảm. 

VASEP cho biết việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ Việt Nam được đánh giá hiệu quả hơn so với các nước trong khi nhiều đối thủ cạnh tranh với Việt Nam vẫn phải vật lộn với dịch bệnh nên khách hàng những nước này chuyển sang nhập khẩu tôm của Việt Nam.

Xuất khẩu tôm Việt Nam thị trường lớn nhất là Mỹ trong tháng 7 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực và dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng trưởng tốt trong những tháng tiếp theo.

Xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 7 vẫn tăng trưởng dương tuy nhiên tốc độ đã giảm so với tháng trước đó. 

Đáng chú ý, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường Hàn Quốc, Anh, Canada, Australia đồng loạt tăng trưởng hai con số trong tháng 7 năm nay.

Bộ NN&PTNT nhận định xuất khẩu tôm dự báo có nhiều cơ hội xuất khẩu hậu Covid-19 khi các đối thủ chính như tôm Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan bị đình trệ bởi lệnh phong tỏa quốc gia, đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam sẽ nhiều hơn. 

Hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở Châu Âu, cùng với đó là thuế xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ thấp. Tuy nhiên, tôm Việt Nam đang phải chịu tác động của dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn. 

Người dân được khuyến cáo mạnh dạn thả nuôi để đón đầu cơ hội giá tôm sẽ phục hồi tốt cuối năm nay nếu Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu thị trường hồi phục. Người nuôi nên đa dạng cỡ tôm khi thu hoạch, không nên chỉ tập trung vào cỡ lớn. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19, các kênh tiêu thụ tôm cỡ lớn như: nhà hàng, khách sạn gần như đóng cửa nên nhu cầu giảm. 

Trong khi đó, do thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng tôm cỡ trung và nhỏ nhiều hơn. xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 7.


chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.