Bộ trưởng Tô Lâm: Điều tra án tham nhũng khó do tội phạm có quan hệ

Bộ trưởng Tô Lâm nói tội phạm tham nhũng là chủ thể đặc biệt, có thủ đoạn và quan hệ khiến công tác đấu tranh còn hạn chế, chưa như mong muốn.

Trả lời bổ sung chất vấn của các đại biểu Quốc hội về công tác điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho hay đối với công tác đấu tranh với tội phạm tham nhũng thời gian qua còn một số hạn chế, chưa đạt mong muốn của Đảng, Nhà nước và người dân.

Tội phạm tham nhũng là chủ thể đặc biệt

Theo thượng tướng Tô Lâm, tình trạng trên xảy ra do tội phạm tham nhũng là chủ thể đặc biệt, có thủ đoạn, có quan hệ, có chuyên môn để che giấu hành vi. Các vụ án tham nhũng do nhiều đối tượng thực hiện, hành vi được che đậy, các đối tượng quan hệ chặt chẽ, thông tin khép kín trong phạm vi nhất định.

Thời gian điều tra án tham nhũng kéo dài, khó khăn do việc điều tra các vụ án có yếu tố nước ngoài liên quan tới hoạt động tương trợ tư pháp. Bên cạnh đó, công tác giám định còn nhiều hạn chế. Có tình trạng một số cơ quan, cá nhân được trưng cầu giám định cố tình kéo dài thời gian giám định dẫn đến việc án tham nhũng không thể xử lý.

Bộ trưởng Công an cũng đề cập đến một số văn bản về phòng chống tham nhũng chưa chặt chẽ, dẫn đến phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần.

bo truong to lam dieu tra an tham nhung kho do toi pham co quan he

Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ảnh: Duy Hiếu.

Để đấu tranh hiệu quả với tội phạm này, thượng tướng Tô Lâm nói sẽ tăng cường phối hợp với cơ quan thanh tra, đẩy mạnh việc chủ động phát hiện tội phạm tham nhũng; chỉ đạo quyết liệt công tác điều tra, hạn chế việc điều tra kéo dài, hay điều tra đi điều tra lại nhiều lần.

Về việc án tham nhũng phải trả hồ sơ bổ sung, Bộ trưởng Công an nói các vụ án này thường xảy ra lâu mới được phát hiện, hành vi tham nhũng được che đậy, đối tượng đã cất giấu tài sản, hợp lý hóa hoặc tiêu hủy tài liệu. Trong khi việc phối hợp trong việc đánh giá chứng cứ, thậm chí là đánh giá tội danh còn chưa thống nhất. Một số quy phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng vẫn còn bất cập.

Đề xuất giải pháp khắc phục vướng mắc, Bộ trưởng Công an mong muốn hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tin tố giác tội phạm được nâng cao và Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tham nhũng, khắc phục các khâu pháp lý pháp luật.

Vì sao tội phạm tham nhũng bỏ trốn được?

Lý giải về việc đối tượng phạm tội tham nhũng bỏ trốn, ông Lâm nói các quy định pháp luật chỉ cho phép cơ quan công an thực hiện các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo. Do đó, một số đối tượng tham nhũng bỏ trốn trước khi bị khởi tố.

Việc cơ quan điều tra không thực hiện các biện pháp ngăn chặn ở thời điểm đó là đúng quy định của pháp luật. Sau khi có đủ căn cứ để khởi tố, bắt giữ, cơ quan điều tra đã tiến hành truy bắt theo quy định.

Bộ trưởng Công an cho biết một số trường hợp bị tố giác đã bỏ trốn ra nước ngoài tiêu hủy chứng cứ gây khó khăn cho công tác điều tra. Quá trình thực hiện, Luật tố tụng hình sự đã khắc phục điểm yếu này.

Về việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng còn thấp, ông Lâm cho biết năm 2017, tài sản thu hồi chiếm 29% lượng tiền và 50% về đất đai tài sản.

Khó khăn trong thu hồi tài sản bắt nguồn từ việc án tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong thời gian dài. Biết trước hành vi phạm tội, người vi phạm sẽ tiêu hủy tài liệu chứng cứ, tẩu tán tài sản. Một số đối tượng chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài gây khó khăn cho quá trình tố tụng.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.