Bộ Tư pháp cần 'tuýt còi' quy định đưa con dưới 6 tuổi đi khám, bố mẹ phải mang chứng minh thư?

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, Thông tư 52/2017 của Bộ Y tế yêu cầu bố mẹ phải mang chứng minh thư khi đi khám chữa bệnh cho con dưới 6 tuổi có nhiều bất cập, bất hợp lý và Bộ Tư pháp cần phải "tuýt còi".
bo tu phap can tuyt coi quy dinh dua con duoi 6 tuoi di kham bo me phai mang chung minh thu Bộ Y tế lý giải việc bố mẹ phải xuất trình chứng minh thư khi mua thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi
bo tu phap can tuyt coi quy dinh dua con duoi 6 tuoi di kham bo me phai mang chung minh thu Vận động dừng liên tục nhưng có cặp cứ 'đẻ sòn sòn', 8 năm 8 đứa vẫn muốn đẻ tiếp
bo tu phap can tuyt coi quy dinh dua con duoi 6 tuoi di kham bo me phai mang chung minh thu 66 'Cô đỡ thôn bản' được biểu dương trong Hội nghị của Bộ Y tế tại Hà Nội
bo tu phap can tuyt coi quy dinh dua con duoi 6 tuoi di kham bo me phai mang chung minh thu Hai bệnh nhân đã được ghép thành công giác mạc của bé Hải An

Không có chứng minh thư, thẻ căn cước thì không thể kê đơn?

bo tu phap can tuyt coi quy dinh dua con duoi 6 tuoi di kham bo me phai mang chung minh thu
Mẫu đơn thuốc phải có số CMTND/thẻ CCCD của bố mẹ trẻ dưới 72 tháng tuổi đang gây nhiều ý kiến tranh luận. Ảnh chụp màn hình.

Thời điểm hiện tại, rất nhiều người dân có con ở độ tuổi dưới 72 tháng tuổi đang rất quan tâm trước thông tin từ ngày 1/3, khi đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế, bố mẹ, người giám hộ phải mang theo giấy chứng minh thư nhân dân (CMTND) hoặc thẻ căn cước công dân (CCCD) để bác sĩ ghi thông tin vào đơn thuốc kê cho trẻ.

Theo giải thích của lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đây là nội dung mới so với những quy định trước đây. Vì đơn thuốc theo quy định của Luật Dược phải đảm bảo 3 ý nghĩa là: Đảm bảo tính chuyên môn trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; đảm bảo tính kinh tế giúp người bệnh tính được chi phí khám, chữa bệnh; đảm bảo tính pháp lý và mối quan hệ giữa thầy thuốc với người bệnh trong cung cấp dịch vụ y tế.

Như vậy, có thể hiểu rằng, từ ngày 1/3, khi đưa trẻ dưới 72 tháng tuổi đi khám tại các cơ sở y tế, nếu bố mẹ/người giám hộ của trẻ không mang theo CMTND/thẻ CCCD thì không thể kê được đơn thuốc và cũng không thể mua thuốc.

Quy định bất cập, thiếu hợp lý

Trao đổi quan điểm dưới góc độ luật học, Th.sĩ Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, thông tư này đang tồn tại nhiều bất cập và bất hợp lý. Ông phân tích:

Hiến pháp năm 2013 quy định, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em (Điều 37); Luật trẻ em 2016 quy định về bảo đảm chăm sóc sức khỏe trẻ em như sau:

Nhà nước có chính sách phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo...

Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em...

Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp.

Luật khám chữa bệnh quy định: Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai. Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân.

Ngoài ra, Luật bảo hiểm y tế cũng quy định về việc hỗ trợ bảo hiểm y tế cho trẻ em.

bo tu phap can tuyt coi quy dinh dua con duoi 6 tuoi di kham bo me phai mang chung minh thu
Ảnh minh họa

"Như vậy, có thể thấy các văn bản luật và Hiến pháp đều hướng tới đảm bảo quyền lợi của trẻ em một cách tốt nhất, đầy đủ nhất theo quy định của Hiến pháp và Luật trẻ em.

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư là văn bản dưới luật, nhằm hướng dẫn những nội dung còn chưa rõ, còn mâu thuẫn trong các bản luật và trong Hiến pháp. Văn bản dưới luật không được đưa ra quy định ngăn cấm, rào cản đối với các quy phạm pháp luật đã được Hiến pháp và Luật điều chỉnh.

Vì thế, quy định trên không phù hợp với các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan ở trên. Việc đặt ra các điều kiện, rào cản để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật thì cần phải bỏ ngay và nghiêm túc rút kinh nghiệm", LS Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Trong xu thế cải cách thủ tục hành chính mà lại có những văn bản dưới luật hạn chế việc công dân thực hiện luật, thực hiện các quyền cơ bản của công dân theo quy định của hiến pháp thì nội dung này không phù hợp với chính sách pháp luật Việt Nam hiện nay, gây khó khăn cho trẻ em và phụ huynh khi thực hiện quyền khám, chữa bệnh của trẻ em.

Theo quy định pháp luật thì chỉ cần giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc một số giấy tờ khác về hộ khẩu, hộ tịch có liên quan là đủ cơ sở pháp lý để xác định độ tuổi và danh tính của trẻ em. Việc quy định thêm các giấy tờ, thủ tục khác trong việc thực hiện quyền khám chữa bệnh của trẻ em là một quy định cần bảo lưu, bãi bỏ trong thời gian sớm nhất để đảm bảo quyền lợi cho trẻ.

"Hơn nữa, trẻ em rất hay ốm đau, đi cấp cứu về đêm, người chăm sóc thường là những người trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm nên việc mang theo đúng, đủ giấy tờ nhân thân và các giấy tờ có liên quan là rất khó thực hiện trên thực tế, quy định này sẽ là rào cản cho việc thực hiện quyền trẻ em, luật khám chữa bệnh, luật bảo hiểm và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Vì vậy, quy định này cần phải bị Bộ Tư pháp 'tuýt còi' và sửa đổi khẩn trương để đảm bảo quyền được chăm sóc, khám chữa bệnh cho trẻ em được thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả nhất", ông Cường khẳng định.

bo tu phap can tuyt coi quy dinh dua con duoi 6 tuoi di kham bo me phai mang chung minh thu Bộ Y tế lý giải việc bố mẹ phải xuất trình chứng minh thư khi mua thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi

Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) khẳng định, việc đưa số chứng minh thư, thẻ căn cước của bố mẹ ...

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.