Thực đơn ăn dặm chi tiết của chị Nguyễn Thị Nhung ( 29 tuổi, Hà Nội), mẹ bé Vương Nhật Nam, tên gọi thân mật là bé Gấu (11 tháng tuổi), hiện đang sinh sống tại Hà Nội dưới đây sẽ giúp các mẹ hình dung về cấu trúc một bữa ăn dặm tự chỉ huy, độ thô của thức ăn và cách chế biến đồ ăn hợp lý cho bé trong những ngày đầu bé làm quen với kiểu ăn dặm này.
Chị Nguyễn Thị Nhung đã áp dụng phương pháp ăn dặm BLW thành công cho con. |
- Chào chị, chị bắt đầu cho bé Gấu ăn dặm từ khi nào? Chị áp dụng phương pháp ăn dặm nào cho bé ?
- Mình bắt đầu cho bé ăn dặm từ 5 tháng 21 ngày. Lúc đầu mình cho bé ăn dặm kiểu Nhật, nhưng không được bao lâu thì bé không hợp tác với việc đút thìa, khi bé được 6 tháng bé được chuyển hẳn sang phương pháp ăn tự chỉ huy (BLW).
- Theo chị bé ăn dặm BLW sẽ có những lợi ích gì?
- Theo mình, BLW sẽ giúp bé luôn chủ động trong việc ăn gì, ăn bao nhiêu, tự lập, ngoài ra bé còn được ngắm nhìn thức ăn vơi nhiều màu sắc, hình dạng, bé được sờ, nắm, nếm giống như trò chơi phát triển giác quan ( sensory play). Đặc biệt, tự bé sẽ cảm nhận hương vị của từng loại đồ ăn. Luôn tôn trọng bé, và không thấy nước mắt khi con ăn, hay mẹ không vất vả phải năn nỉ ép con ăn.
Chị Nhung hạnh phúc bên bé Gấu. |
- Nguyên tắc của chị khi cho bé Gấu ăn dặm là gì?
- Mình luôn cho bé Gấu ăn dặm theo nguyên tắc:
+ Không ipad, tivi , đồ chơi
+ Ăn là đặc quyền, nên mẹ không cần phải năn nỉ, ép con ăn. Ăn theo nhu cầu, dừng khi con muốn.
+ Mỗi bữa ăn chỉ tối đa 30 phút, con không ăn mẹ sẽ dừng lại.
+ Ngồi ghế ăn, không đi rong
+ Không nêm gia vị dưới 1 tuổi. Không ăn đồ đóng hộp vơi gia vi va chất bảo quản.
Bé Gấu rất hào hứng trước mỗi bữa ăn dặm theo BLW. |
- Chị thường mất bao lâu để chuẩn bị đồ ăn cho con?
- BLW là ăn cả thế giới, mẹ không mất quá nhiều thơi gian chuẩn bị cho con. Mỗi bữa chỉ mất 20 phút để chuẩn bị đồ ăn, từ sơ chế, chế biến, đến dọn dẹp nồi niêu xoong chảo. Thật ra BLW đơn giản là người lớn ăn gì sẽ cho bé ăn nấy nhưng là phiên bản không có gia vị.
- Cần chú ý gì trong cách chế biến, cắt gọt thức ăn giúp bé tiện lợi trong việc cầm, nắm?
- BLW có 3 giai đoạn, vì vậy cách chế biến, cắt gọn thức ăn cũng phải thay đổi theo từng giai đoạn để bé phát triển tốt các kĩ năng.
+ Giai đoạn tập kỹ năng: thức ăn cắt thanh dài, mình thường tạo răng cưa cho bé dễ cầm
+ Giai đoạn phát triển kỹ năng: thức ăn cắt nhỏ, nhiều hình dạng, để bé học bốc nhón, giới thiệu cho be tập dùng thìa. Với Gấu mình giới thiệu song song nĩa và thìa, đối với những bé dùng nĩa tốt hơn, nên ưu tiên dùng nĩa thành thạo để tập sự khéo léo của tay sau đó giới thiệu dùng thìa.
+ Giai đoạn hoàn thiện kỹ năng: bé dùng thìa, đũa thành thạo, bé ăn được nhiều loại đồ ăn với độ thô khác nhau, hoàn thiện kỹ năng nhai nuốt.đồ ăn đa dang hơn.
Bé Gấu ăn thô tốt và rất độc lập. |
11 tháng tuổi bé Gấu đã có thể ngồi ăn ngoan ngoãn cùng với cả gia đình. |
- Theo chị khi cho bé ăn BLW được hiệu quả, mẹ cần chú ý những gì?
- Để bé ăn BLW hiệu quả, điều đầu tiên là mẹ phải tôn trọng bé, ăn theo nhu cầu và chủ động, không ép bé ăn. Thay đổi cấu trúc đồ ăn, tăng thô hợp lý, hình dạng để hoàn thiện kỹ năng cho bé.
Mẹ phải tìm hiểu các kỹ năng xử lý hóc cho bé. Cho bé thử thức ăn trong 2 ngày liên tiếp để thử phản ứng, cho bé ăn cùng gia đình, sử dụng đồ ăn lành manh, an toàn, dễ cầm nắm, khi bé 6 tháng và bé ngồi vững đầu giữ thẳng thì mới nên cho bé ăn BLW, không đút đồ ăn vào miệng bé.
Duy trì sữa mẹ tối thiểu 2 năm đầu đời cho bé. Với mình, ăn dặm vừa là thời gian giới thiệu các món ăn cho con thưởng thức, nhưng bên canh đó BLW cũng là phương pháp giúp bé phát triển các kỹ năng tốt, đòi hỏi bé sử dụng bàn tay khéo léo, đây cũng là cách vận động phát triển trí não. Vừa tôn trọng con, mẹ không áp lực, con tự lập, vừa kích thích trí não.
Cảm ơn những chia sẻ thú vị của chị. Chúc chị và bé Gấu luôn mạnh khỏe và vui vẻ!
Cùng xem thực đơn mỗi bữa ăn dặm theo phương pháp BLW của chị Nhung dành cho bé Gấu:
Với phương pháp ăn dặm BLW, bé được thử nhiều món ăn với mùi vị đa dạng, |
Thực đơn với thịt gà áp chảo, măng tây cháy tỏi, cà rốt, bắp luộc, soup cà rốt+bi đỏ+ khoai tây, tráng miệng:sữa chua từ sữa mẹ |
Cơm cuộn, ức gà áp chảo rưới sốt táo, lặc lè, bí ngòi, bông cải xanh, nho không hạt. |
Thực đơn được mẹ Gấu xây dựng dựa trên những bữa ăn hàng ngày của gia đình nhưng được chế biến riêng, không sử dụng gia vị (muối, đường hạt nêm,…) và dầu mỡ để phù hợp với vị giác của trẻ nhỏ. |
Bữa ăn gồm có cháo bắp gà, bò cuốn lá lốt, gà cuốn lá lốt, cà rốt, củ cải trắng, sinh tố xoài mãng cầu. |
Bí đao, ức gà, mì nơ, mướp đắng, sinh tố bơ, mãng cầu |
Cơm nắm ruốc tôm, cà rốt, cá chiên, dứa, sinh tố: kale +sáp dừa+ dứa |
Cà chua, ớt chuông, đậu, măng tây, đào |
cá hấp sả, ớt chuông, cà chua, khoai lang, lê |
Sườn hầm hạt sen, Mướp, Ngô |
Bí đỏ, măng tây, bánh bí đỏ trộn cơm, ớt chuông |
Đậu phụ rán, trứng chiên, cơm nắm tôm, bí hấp, sinh tố thanh long đỏ |
Bánh mì phô mai, cà chua, Thịt gà xào hành tây, Dưa hấu, Mì thịt gà |
Bánh khoai tây, phô mai, thịt bò viên, cà chua, cải thảo, khoai tây trộn sữa mẹ |
Ảnh: NVCC