Bộ Văn hóa: 'Điệp vụ biển Đỏ' đã được thẩm định đúng quy trình

Sau khi đại diện Cục Điện ảnh lên tiếng trên một số tờ báo về phim 'Điệp vụ Biển Đỏ', Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã chính thức ra văn bản về vụ việc này vào chiều nay (26-3).

Chiều 26-3, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, đã chính thức ra thông cáo báo chí về Điệp vụ Biển Đỏ, bộ phim đã gây xôn xao dư luận trong suốt hai ngày cuối tuần vừa qua.

bo van hoa diep vu bien do da duoc tham dinh dung quy trinh

Cảnh trong phim "Điệp vụ Biển Đỏ"

Thông cáo khẳng định Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện với 7/11 thành viên, trong đó có các thành viên là lãnh đạo cấp Vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam cùng các nhà chuyên môn uy tín đã thẩm định đúng quy trình hiện hành.

Bộ phim được 100% thành viên Hội đồng đề nghị cho phép phổ biến với điều kiện cấm khán giả dưới 18 tuổi (C18).

Nội dung thông cáo khẳng định không có căn cứ để kết luận Điệp vụ Biển Đỏ có vấn đề về nội dung, tư tưởng.

"Trong những ngày qua, trên một số báo và trang tin điện tử thông tin rằng bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo.

Trên thực tế, 36 giây cuối, phim thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét; loa từ tàu Trung Quốc phát ra: "Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay".

Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo" - thông cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết.

Điệp vụ Biển Đỏ do Hãng Bona Film Group của Trung Quốc sản xuất năm 2017, với kinh phí lên tới 72 triệu USD.

bo van hoa diep vu bien do da duoc tham dinh dung quy trinh

Phim "Điệp vụ Biển Đỏ"

Bộ phim dựa trên một sự kiện có thật xảy ra năm 2015, quân đội Trung Quốc sơ tán gần 600 công dân của nước mình và 225 người nước ngoài ra khỏi Yemen khi quốc gia này xảy ra nội chiến.

Trên chất liệu hiện thực này, các nhà làm phim đã xây dựng Điệp vụ Biển Đỏ, phô diễn được sức mạnh của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là hải quân.

Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện đã thẩm định phim Điệp vụ Biển Đỏ vào ngày 2-3-2018, và Cục Điện ảnh đã cấp phép phổ biến cho phim vào ngày 15-3-2018.

Khi phát hành tại Việt Nam, đoạn cuối phim Điệp vụ Biển Đỏ đã được dư luận rất quan tâm. Chiều 24-3, nhà phát hành CGV thông báo đã rút phim khỏi rạp vì lý do ít khán giả.

Đến sáng 26-3, bà Lý Phương Dung, Cục phó Cục Điện ảnh đã trả lời một số báo khẳng định Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện đã thẩm định, phân loại bộ phim theo đúng trình tự và quy định hiện hành.

Đồng thời bà Dung khẳng định không có căn cứ để nói đoạn cuối phim tuyên truyền hiếu chiến về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Bà Dung cho rằng, thông tin một số báo đã đưa "có tính suy diễn, chủ quan, gây ra nhiều thông tin sai lệch trong dư luận, đồng thời tạo ra những tác động tiêu cực trong xã hội".

bo van hoa diep vu bien do da duoc tham dinh dung quy trinh Cục Điện ảnh: Thông tin 'Điệp vụ biển đỏ' nói Biển Đông thuộc Trung Quốc là suy diễn

Sáng 26/2, Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) đã chính thức thông tin phản hồi về bộ phim “Điệp vụ biển đỏ”.

bo van hoa diep vu bien do da duoc tham dinh dung quy trinh Vụ 'Điệp vụ biển Đỏ': Cục Điện ảnh, Hội đồng Duyệt phim phải chịu trách nhiệm

Dư luận đang chờ câu trả lời và cách xử lý khi phim "Điệp vụ biển Đỏ" của Trung Quốc sản xuất có cảnh uy ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.