Bộ VH,TT&DL: Cần quy định cách dùng, mượn ngôn ngữ nước ngoài

Theo Bộ VH,TT&DL, trong khi chờ Luật Ngôn ngữ quốc gia được ban hành, cần có các văn bản dưới luật quy định về cách dùng, mượn ngôn ngữ nước ngoài.
 
bo vhttdl can quy dinh cach dung muon ngon ngu nuoc ngoai
(Ảnh minh họa: Giaoduc.net.vn)

Trong kiến nghị gửi lên kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Khánh Hòa phản ánh tình trạng hiện nay tiếng Việt đang ngày càng bị lai căng, biến dạng, pha tạp trong ngôn ngữ tiếng Việt.

Theo cử tri tỉnh Khánh Hòa, điều này thế hiện trong vực VH, TT&DL trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

"Thậm chí lan vào nghị trường Quốc hội như việc dùng dùng xen lẫn tiếng Việt và tiếng Anh (BOT), (GPP), (GMP), (gameshow)...", cử tri Khánh Hòa cho biết và đề nghị khắc phục tình trạng này.

Trả lời cử tri, Bộ VH TT&DL cho biết đơn vị này với tư cách là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa, đã luôn quan tâm đến vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

"Hiện Bộ đang triển khai đề tài cấp về "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước tác động của các phương tiện truyền thông mới" để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách đối với vấn đề này.

Quan điểm chỉ đạo khi thực hiện đề tài này là sự chuẩn mực, hiện đại của tiếng Việt, với vai trò là ngôn ngữ quốc gia vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, vừa có thể tiếp nhận được các yếu tố của ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài, đang là đòi hỏi bức thiết của quá trình hội nhập hiện nay trên lĩnh vực ngôn ngữ.

Vì vậy, sự ra đời của Luật Ngôn ngữ quốc gia (Bộ Luật Tiếng Việt) là yêu cầu tất yếu, cấp bách để điều chỉnh kịp thời các hành vi ngôn ngữ, đồng thời phát huy được giá trị của Tiếng Việt", Bộ VH, TT&DL cho biết.

Theo Bộ này, trước khi Luật Ngôn ngữ quốc gia được ban hành, cần phải từng bước chuẩn hóa những hiện tượng ngôn ngữ tiếng Việt đã có đủ điều kiện có thể chuẩn hóa, làm cơ sở cho việc từng bước tiến tới xây dựng Luật.

"Để làm được điều này, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, có sự chung tay của nhiều cơ quan ban, ngành, để điều chỉnh kịp thời các hành vi ngôn ngữ.

Việc sử dụng, dạy và học chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt cũng là việc làm cấp thiết trong các trường học, đồng thời mỗi người dân Việt Nam cần có ý thức, trách nhiệm trong việc nói đúng, viết đúng tiếng Việt để những giá trị tốt đẹp của tiếng mẹ đẻ luôn được gìn giữ và phát huy", Bộ VH,TT&DL thông tin.

Theo Bộ VH,TT&DL, trong khi chờ Luật Ngôn ngữ quốc gia được ban hành, cần có các văn bản dưới luật quy định về cách dùng, mượn tiếng nước ngoài.

Trong đó sẽ quy định cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, có biện pháp xử phạt với những đơn vị (như Đài phát thanh - truyền hình, các báo, tạp chí, nhà xuất bản, trang tin điện tử, ấn phẩm văn học...) dùng lỗi sai trong sử dụng tiếng nước ngoài.

bo vhttdl can quy dinh cach dung muon ngon ngu nuoc ngoai Toll Plaza dịch sang tiếng Việt là 'trạm thu phí' không phải 'trạm thu giá' như cách viết của Bộ Giao thông?

Nguyên Hiệu phó ĐH Ngoại ngữ Hà Nội chia sẻ về cách dịch từ 'trạm thu giá' sang tiếng Anh thành 'Toll Plaza' được in ...

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.