Người ăn tiết canh có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. |
Dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 3 ca nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh. Trước đó, cũng đã có 1 bệnh nhân bị hoại tử toàn thân vì ăn tiết canh "lợn cắp nách" vào dịp Tết dương lịch 2017.
Hàng năm tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn rải rác ở khắp các địa phương, đặc biệt tăng trong dịp nghỉ lễ, Tết. Dù đã được cảnh báo nhiều nhưng số lượng người mắc liên cầu khuẩn không có xu hướng giảm.
Trước sự nguy hiểm của bệnh liên cầu khuẩn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp như : đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, không ăn tiết canh, nội tạng lợn, và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín (lòng, tim, gan, thận chần tái, thịt tái, nem chua, nem chạo…).
Người tiêu dùng không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, người dân phải sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Đồng thời , Bộ Y tế yêu cầu không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết; đối với lợn bệnh, lợn chết thì phải tiêu hủy theo đúng quy định. Với các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Viêm màng não mủ, tử vong vì ăn tiết canh dịp Tết
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết đã có 3 người nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh trong dịp Tết vừa qua. |