BOT Cai Lậy: 'Căn cơ là di dời trạm về vị trí trên tuyến đường tránh'

Trước những căng thẳng giữa tài xế và trạm BOT Cai Lậy, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm dừng thu phí trong 1 tháng để xem xét các vấn đề liên quan, luật sư Nguyễn Sơn Tùng, Chủ tịch kiêm Luật sư Điều hành của Legal United Law đã đưa ra những gợi mở để làm hài hòa lợi ích của tài xế và chủ đầu tư BOT.
minh bach thong tin cac du an bot va hai hoa loi ich se giup giam cang thang tai cac tram bot Chê 3 kịch bản của Bộ GTVT ở BOT Cai Lậy, chuyên gia giao thông đề xuất kịch bản 4
minh bach thong tin cac du an bot va hai hoa loi ich se giup giam cang thang tai cac tram bot
Tiền lẻ được các tài xế sử dụng để mua vé qua trạm như một hình thức phản đối BOT Cai Lậy. Ảnh: Văn Dũng

Trước những căng thẳng trong nhiều tháng qua giữa tài xế và chủ đầu tư BOT Cai Lậy, luật sư Nguyễn Sơn Tùng cho rằng các bên ai cũng có lý để khẳng định mình đúng. Về phía tài xế, họ bức xúc vì chủ đầu tư làm tuyến đường tránh nhưng lại đặt trạm thu phí trên QL1.

Về phía chủ đầu tư thì cho rằng họ đã đầu tư BOT và hoạt động đầu tư của họ trong đó có vị trí đặt trạm đều được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Các phần đầu tư BOT thực tế bao gồm hai phần chính là phần đầu tư xây dựng tuyến đường tránh và phần cải tạo, tăng cường mặt đường, sửa chữa các cây cầu của đường QL1. Do đó, ý kiến cho rằng nhà đầu tư không có quyền đặt trạm tại vị trí hiện tại là phiến diện.

Theo lời Luật sư Tùng, quy trình về đầu tư và thẩm duyệt đối với các dự án BOT trong cả nước nói chung hay đối với dự án BOT tại Cai Lậy nói riêng là rất chặt chẽ về mặt quy trình và thủ tục, do đó xét về quy trình, thủ tục đầu tư thì có thể dự án này không sai. Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Kiểm toán Nhà nước cũng đã kết luận dự án đảm bảo quy định pháp luật.

Vấn đề đang gây nên tranh cãi là vị trị đặt trạm và làm sao hài hòa lợi ích chung của Nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng BOT để đảm bảo tính công bằng cho tất cả các bên tại trạm thu phí Cai Lậy này.

minh bach thong tin cac du an bot va hai hoa loi ich se giup giam cang thang tai cac tram bot
Căng thẳng giữa tài xế và BOT không chỉ diễn ra ở Cai Lậy mà còn tại nhiều địa phương khác. Trong ảnh, tài xế ngừng xe tại trạm BOT Ninh An vì không nhận được 100 đồng tiền thối. Ảnh: Khải An

Theo ý kiến riêng của Luật sư Tùng, để hài hòa lợi ích của các bên, chủ đầu tư và cơ quan nhà nước đã thống nhất giảm một phần phí so với mức phí thu cũ trước đây và điều này đã thể hiện sự thiện chí của chủ đầu tư vì giảm số tiền thu đồng nghĩa với phải kéo dài thời gian thu phí gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ đầu tư.

Tuy nhiên, thiện chí này chưa được ghi nhận từ người sử dụng dịch vụ BOT hay nói cụ thể là từ các tài xế do chưa đạt được sự thống nhất về vị trí đặt trạm chứ không hẳn là số tiền phải trả khi qua trạm.

Để giải quyết hài hòa tình trạng này, theo luật sư Tùng ngoài việc làm căn cơ là di dời trạm về vị trí trên tuyến đường tránh hay có thể Nhà nước sẽ mua lại tuyến BOT này bằng tiền ngân sách hoặc cần thiết phải phân loại khoản nào thu cho tuyến tránh, khoản nào sẽ thu cho phần cải tạo, tăng cường mặt đường, sửa chữa các cây cầu trên QL 1.

Ngoài ra, nếu giữ nguyên vị trí trạm như hiện tại, chủ đầu tư nên tiến hành áp dụng thu phí tự động không dừng. Nếu thu phí không dừng được đưa vào áp dụng tại BOT Cai Lậy chắc chắn các tài xế không thể trả tiền mặt khi qua trạm và không có lý do để kiếm cớ ngừng lâu tại trạm làm ách tắc giao thông như hiện nay.

minh bach thong tin cac du an bot va hai hoa loi ich se giup giam cang thang tai cac tram bot
Thu phí không dừng có thể làm giảm ách tắc giao thông tại các trạm BOT. Ảnh: Khải An

“Nhưng, xét đến tận cùng về quyền lợi thì các nhà đầu tư BOT nói chung không muốn sử dụng phương thức thu phí không dừng này vì đa phần các nhà đầu tư cảm thấy không an toàn hay hứng thú lắm khi họ đã bỏ ra số tiền rất lớn để đầu tư nhưng lại phải qua một đơn vị khác thu hộ (do phải thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật hiện hành).

Nên đa phần các nhà đầu tư BOT không mặn mà với hình thức thu phí tự đồng không dừng này. Tuy nhiên, nếu không còn lựa chọn nào khác khả dĩ hơn, thì nhiều khả năng chủ đầu tư BOT Cai Lậy sẽ đề xuất phương án áp dụng thu phí tự đồng không dừng nhằm tránh tình trạng tài xế sử dụng tiền lẻ dừng, đỗ quá lâu tại trạm gây cản trở giao thông”, luật sư Tùng nhận định.

Về phía các tài xế lẫn chủ đầu tư, vị chủ tịch của Legal United Law cho rằng việc minh bạch thông tin về dự án BOT như tổng mức đầu tư, thời gian thu, số tiền đã thu và hơn hết là nên có đồng hồ hay bảng điện tử đếm lùi số ngày thu phí dự tính còn lại để cho mọi người ai cũng có thể nhìn thấy, điều này gián tiếp sẽ làm cho các tài xế cảm thấy được sự minh bạch và có thiện cảm hơn với sản phẩm BOT này của chủ đầu tư.

minh bach thong tin cac du an bot va hai hoa loi ich se giup giam cang thang tai cac tram bot
Luật sư Nguyễn Sơn Tùng. Ảnh: NVCC

“Tôi nghĩ khi các tài xế hay người dân nhìn thấy quá trình hình thành dự án, những thông tin, con số và các dữ liệu về sản phẩm mà họ đang dùng, đặc biệt là về số tiền chủ đầu tư bỏ ra để cải tạo tuyến QL 1 cũng như thời gian chỉ gần 3 năm kể từ ngày khởi công để hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án hay khó khăn do ngân sách trước đây trong giai đoạn 2009 - 2013 dẫn đến dự án bị tạm ngừng.

Xét về tâm lý, họ sẽ có sự cảm thông hơn với chủ đầu tư vì chính họ đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của chủ đầu tư. Ngoài ra, qua các bảng điện tử công bố thông tin này chủ đầu tư cũng nên công khai thông tin để người dân biết rằng họ đã thu hồi được bao nhiêu vốn và còn thời gian bao nhiêu ngày nữa sẽ hoàn vốn và sẽ có lãi. Như vậy người dân cũng thấy được thiện chí của chủ đầu tư với sự minh bạch rõ ràng nhằm cải thiện hình ảnh của dự án và chủ đầu tư với các tài xế và người dân.

Tôi lấy ví dụ, như dự án BOT Cai Lậy này, nghe thông tin nhà đầu tư đã bỏ ra 1.000 tỷ đồng để đầu tư nhưng chỉ mới thu phí được chưa tới 20 ngày (lần 1 thu phí chỉ được 15 ngày) lần 2 thì thu phí chưa tròn 4 ngày mà phải vừa thu vừa phải xả trạm”, ông Tùng chia sẻ khi nói về BOT Cai Lậy.

minh bach thong tin cac du an bot va hai hoa loi ich se giup giam cang thang tai cac tram bot
Nhiều tài xế không tham gia "cuộc chiến tiền lẻ" nhưng vẫn bị ảnh hưởng do trạm BOT ùn ứ giao thông. Ảnh: Khải An

Tuy nhiên, luật sư Tùng cũng cho rằng, việc các cơ quan chức năng cần phải có tiếng nói và thực hiện các công bố công tâm và khách quan của mình về các yếu tố liên quan đến pháp lý của dự án để minh bạch thông tin và góp phần làm giảm bớt căng thẳng.

Bởi theo luật sư Nguyễn Sơn Tùng: “Về mặt quản lý nhà nước và dự án đầu tư, nhất là dự án BOT tất cả thẩm quyền phê duyệt hay chấp thuận liên quan đến dự án BOT trên QL 1 đều phải được chấp thuận đầu tư bởi Chính phủ và do Bộ GTVT làm đầu mối trên cơ sở có sự đồng thuận của UBND tỉnh Tiền Giang cùng các bộ, cơ quan ban ngành khác nhau. Trong câu chuyện này không thể nói chủ đầu tư đặt trạm sai vị trí hay tự ý chọn vị trí đặt trạm, kể cả Bộ GTVT cũng phải xin ý kiến về vị trị đặt trạm.

Do đó, tôi nghĩ các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự tuyên truyền để người dân hiểu hơn về các dự án cầu đường, phát triển hạ tầng được đầu tư theo hình thức BOT để có tiếng nói đồng thuận chung về các lợi ích của loại hình đầu tư BOT này và các lợi ích của từng dự án BOT cụ thể.

Trước khi tiến hành khai thác hay thu phí BOT nên có sự tuyên truyền và nên có giai đoạn vận hành thử để trong giai đoạn này có thể tạo ra tâm lý sẵn sàng chấp nhận sử dụng dịch vụ có trả phí của người dân đối với những khoản mà người dân trong khu vực có thể phải thường xuyên chi trả, tránh trường hợp vận hành, thu phí đột ngột có thể gây ra những hiểu lầm và căng thẳng không đáng có”.

minh bach thong tin cac du an bot va hai hoa loi ich se giup giam cang thang tai cac tram bot
Minh bạch thông tin các dự án BOT và hài hòa lợi ích sẽ giúp giảm căng thẳng tại các trạm BOT. Ảnh: Văn Dũng

“Thiệt hại khi không có sự đồng thuận đối với trạm BOT có thu phí, không phải chỉ xảy ra đối với chủ đầu tư mà ngay cả các tài xế, người dân cũng mất thời gian, tiền của, công sức để thực hiện các biện pháp phản đối. Về mặt xã hội, việc gây ra ách tắc giao thông tại trạm BOT vô hình trung làm đình trệ nhiều phương tiện khác, ảnh hưởng đến việc kinh doanh, lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống cũng sinh hoạt hàng ngày bình thường của người dân khu vực xung quanh.

Những thiệt hại này tuy không tính được bằng con số cụ thể trong trước mắt nhưng chắc chắn là rất lớn, nó làm giảm niềm tin của người dân và kể cả lại làm nản lòng những nhà đầu tư BOT cầu đường chân chính”, luật sư Tùng ý kiến thêm.

minh bach thong tin cac du an bot va hai hoa loi ich se giup giam cang thang tai cac tram bot BOT Ninh An đối thoại với tài xế sử dụng tiền lẻ qua trạm: Nếu gặp nhau sớm hơn, chắc không có sự cố đáng tiếc

Sau nhiều ngày tài xế sử dụng tiền lẻ qua trạm BOT Ninh An (Khánh Hòa) gây ách tắc giao thông, chủ đầu tư và ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.