'BOT' nông thôn của bà lão miền Tây

Bà Trương Thị Yến, 66 tuổi, ở huyện Phú Tân bỏ tiền làm đường bêtông trên đất của gia đình cho bà con đi, thu phí vài chục nghìn đồng mỗi ngày.
'BOT' nông thôn của bà lão miền Tây - Ảnh 1.

Bà Yến tươi cười khi nói về việc làm của mình. (Ảnh: Hoàng Hạnh).

Người dân ở ấp Cái Đôi Nhỏ A, xã Nguyễn Việt Khái nhiều năm nay quen gọi bà Trương Thị Yến bằng cái tên thân mật: "Bà Hai BOT". Họ dùng từ này để ví von con đường mà vợ chồng bà Yến xây dựng cho người dân trong ấp và các vùng lân cận đi lại, dù hoàn cảnh gia đình bà không mấy khá giả.

Người dân ở ấp Cái Đôi Nhỏ A, xã Nguyễn Việt Khái nhiều năm nay quen gọi bà Trương Thị Yến bằng cái tên thân mật: "Bà Hai BOT". Họ dùng từ này để ví von con đường mà vợ chồng bà Yến xây dựng cho người dân trong ấp và các vùng lân cận đi lại, dù hoàn cảnh gia đình bà không mấy khá giả.

Sáu năm trước, bà Yến cùng chồng - ông Phạm Văn Khương hì hục san lấp đất đen, rồi bỏ ra mấy chục triệu đồng mua vật tư, thuê thợ thi công con lộ ngang 0,5 m, dài hơn một cây số trên phần đất của gia đình. Ban đầu vài người nói vợ chồng bà "dở hơi", nhưng khi công trình hoàn thành, bà con đi lại dễ dàng, ai cũng thán phục.

Công trình "BOT" của bà Yến kết nối con lộ giao thông nông thôn ở ấp Cái Đôi Nhỏ A với trục đường chính đi về trung tâm huyện Phú Tân. Để tạo bóng mát, hồi ấy vợ chồng bà trồng thêm hai hàng cây bạch đàn dọc theo con lộ.

'BOT' nông thôn của bà lão miền Tây - Ảnh 2.

Con lộ bêtông do gia đình bà Yến bỏ tiền ra làm. (Ảnh: Hoàng Hạnh).

Hai năm đầu, "chủ đầu tư" không thu phí. Năm 2015, ông Khương qua đời, bà Yến sống một mình trong căn nhà cấp 4 cũ nát, cuộc sống khó khăn nhiều hơn. Thấy vậy, người dân trong ấp khuyên bà nên thu phí xe cộ qua lại: một là để có tiền trang trải cuộc sống, hai là để có tiền sửa chữa lại con lộ.

Từ đó bà Yến thu 2.000 - 3.000 đồng mỗi xe máy, riêng người đi bộ và học sinh thì miễn phí. Mỗi ngày thu được 60.000 -70.000 đồng, bà tiêu xài phân nửa, số tiền còn lại bà để dành, để sửa lại con đường mỗi khi hư hỏng. "Việc làm này chủ yếu là cho bà con đi thuận tiện, chứ không làm giàu được", bà Yến nói.

Để dừng xe, ngay ở đầu con đường, bà "Hai BOT" dùng cây tre khô dài hơn 3 m thay cho thanh chắn. Ở gốc cây tre, bà cột mấy viên gạch ống, phần đầu nối với sợi dây dài kéo đến căn chòi nhỏ cách đó vài chục mét - nơi bà ngồi thu phí. Mỗi khi xe đến, bà Yến thả sợi dây, phần gốc tre được treo nặng sẽ từ từ hạ xuống, nâng đầu ngọn tre lên cao, cách mặt đất hơn 2 m cho phương tiện qua.

"Mỗi ngày tôi đi lại mấy bận, nếu không có con đường này, tôi phải chạy vòng, tính ra BOT của dì Yến giúp tôi rút ngắn khoảng cách hơn 5 km", anh Nguyễn Văn Khương, hành nghề thu mua hải sản, nói.

'BOT' nông thôn của bà lão miền Tây - Ảnh 3.

Người dân qua lại BOT của bà Yến. (Ảnh: Hoàng Hạnh).

Ông Huỳnh Văn Lọ, Trưởng ấp Cái Đôi Nhỏ A cho biết, gia đình bà Yến thuộc diện khó khăn. Bà có 5 người con đã lập gia đình, ra ở riêng cũng nghèo. Mấy năm trước, ông Khương qua đời để lại cho bà vài công đất nuôi tôm, hiện đã cầm cố cho người khác.

"Nếu đi BOT của bà Yến thì rút ngắn khoảng cách về Vàm Đình (ở xã Phú Thuận), hay các huyện lân cận gần 2 km", ông Lọ nói và cho biết, việc làm của bà Yến được người dân đồng tình, chính quyền địa phương cũng ủng hộ, vì số tiền bà thu "không đáng là bao".

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Việt Khái Lê Văn Bắc cho biết, lúc bà Yến xây dựng đường, con lộ nối ấp Cái Đôi Nhỏ A với trung tâm huyện Phú Tân chưa hoàn thành, người dân đi lại khó khăn. "Bà con nào thấy có lợi khi đi trên con đường của bà Yến thì tự nguyện trả tiền, không ai phàn nàn gì", ông Bắc nói.

'BOT' nông thôn của bà lão miền Tây - Ảnh 4.

BOT của bà Trương Thị Yến ở xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, Cà Mau. Ảnh: Datawrapper.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.