BOT Thái Nguyên - Chợ Mới lo phá sản: Chờ Bộ GTVT không được, CIENCO4 'cầu cứu' Quốc hội

Một tháng sau khi thu giá thử ở dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới nhưng Bộ GTVT chưa có ý kiến, CIENCO4 "cầu cứu" Quốc hội vì lo phá sản.
bot thai nguyen cho moi lo pha san cho bo gtvt khong duoc cienco4 cau cuu quoc hoi
BOT Thái Nguyên - Chợ Mới. (Ảnh: Thanh niên)

Liên quan đến dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km75-Km100 (gọi tắt là BOT Thái Nguyên - Chợ Mới), theo thông tin chúng tôi mới nhận được, nhà đầu tư dự án vừa có văn bản gửi Chủ tịch Quốc hội.

Cụ thể, văn bản của Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4 (một trong liên danh nhà đầu tư dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới) gửi Chủ tịch Quốc hội về việc khẩn cầu hoàn vốn cho dự án nêu trên.

Theo CIENCO4, năm 2014, đơn vị này và hai nhà đầu tư khác là Tuấn Lộc - Trường Lộc đã đầu tư dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới theo mời gọi đầu tư từ Bộ GTVT.

Liên danh Nhà đầu tư và Bộ GTVT đã ký kết hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT) ngày 05/9/2014 (hợp đồng BOT chính thức ngày 22/7/2015); Bộ KH&ĐT đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 24/4/2015.

"Đến nay dự án đã thông xe từ tháng 3/2017 và được Bộ GTVT nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 5/2017.

Dự án hoàn thành đã đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên tuyến QL3; từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc với Hà Nội.

Đồng thời phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực miền núi phía Bắc nói chung và hai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển Giao thông vận tải", CIENCO4 cho biết.

CIENCO4 cũng cho biết đơn vị này tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu về việc miễn, giảm giá... và nhiều lần kiến nghị nhưng đến 7 tháng sau khi nghiệm thu mới được Bộ GTVT cho phép thu giá tại một trạm (Trạm Km72+930 trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới).

Đáng chú ý là trong văn bản cho phép thu giá, Bộ GTVT cũng yêu cầu sau 3 tháng thu thử, trên cơ sở kiểm đếm lưu lượng phương tiện và xác định được doanh thu thực tế, Nhà đầu tư tính toán lại phương án tài chính, khả năng hoàn vốn của dự án, báo cáo phương án giải quyết tổng thể.

Sau 3 tháng thu giá, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án đã tính toán phương án tài chính, phân tích việc không đủ khả năng hoàn vốn cho dự án nếu thu chỉ một trạm và đã có báo cáo, đề xuất kiến nghị giải pháp với Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ Việt Nam.

Ngày 8/5, vừa qua, nhà đầu tư tiếp tục có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GTVT về đề xuất bổ sung phương án thu giá và thống nhất giảm giá tiếp để được thực hiện hoàn vốn, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, tránh phá sản dự án.

"Sau thời gian một tháng kể từ ngày kết thúc phương án của Bộ GTVT cho thu thử 3 tháng với một trạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn không có ý kiến phản hồi với nhà đầu tư để giải quyết tháo gỡ khó khăn cho Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án", CIENCO4 cho hay.

bot thai nguyen cho moi lo pha san cho bo gtvt khong duoc cienco4 cau cuu quoc hoi BOT Thái Nguyên - Chợ Mới: 2 phương án của nhà đầu tư khó thành hiện thực

Đại diện liên danh nhà đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới cũng cho biết trong thời gian qua phải vay mượn để trải lãi vay, trả nợ gốc cho ngân hàng, tiền lương cán bộ nhân viên của dự án vẫn chưa có.

Để dự án không bị phá sản, CIENCO4 đề nghị Chủ tịch Quốc hội xem xét chỉ đạo các cơ quan ban ngành giải quyết để dự án được hoàn vốn theo đúng cam kết của Hợp đồng nhà nước đã ký kết với nhà đầu tư.

Trước đó, liên danh nhà đầu tư cho biết trong vòng 3 tháng từ ngày bắt đầu thu giá, tổng số tiền thực tế chỉ được 6.687.015.000 đồng.

Liên danh cũng đưa ra các phương án hoàn vốn là Bộ GTVT cho phép thu thêm trạm ở QL3 cũ và nhà nước mua lại dự án với giá 2.775 tỷ đồng (chưa bao gồm thuê GTGT), dự kiến chi trả một lần trong tháng 1/2019.

Tuy nhiên, như từng trả lời với nhiều dự án BOT (Cai Lậy, Thanh Nê), Bộ GTVT rất có thể sẽ tiếp tục đưa ra "điệp khúc không có tiền mua lại dự án".

Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc BOT Thái Nguyên - Chợ Mới Phạm Minh Đức cho hay việc thu giá đường Thái Nguyên - Chợ Mới được triển khai thử trong 3 tháng từ 25/1-24/4-2018.

Tuy nhiên, vị này cho biết nếu chỉ thu 1 trạm thu không thể hoàn vốn cho dự án mà phải thu cả 2 trạm. Bên cạnh đó, lượng xe khi bắt đầu thu phí cũng giảm mạnh.

Cuối năm 2017, liên danh nhà đầu tư CIENCO4 - Tuấn Lộc - Trường Lộc cũng đã có văn bản "kêu cứu" gửi Thủ tướng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương. Tại thời điểm này, BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đã khai thác được vài tháng nhưng nhà đầu tư vẫn chưa được phép thu giá.
bot thai nguyen cho moi lo pha san cho bo gtvt khong duoc cienco4 cau cuu quoc hoi Thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe công đã tiết kiệm thế nào?

Hà Nội và TP HCM đã thí điểm khoán xe công góp phần giảm kinh phí sử dụng, chi phí vận hành xe.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.