BS.TS Nhi khoa: Vệ sinh mũi đúng lúc cho con sẽ hạn chế các bệnh về đường hô hấp

Có rất nhiều cách để bảo vệ bé vào mùa đông, giúp con khỏe mạnh và tránh được các bệnh về đường hô hấp, trong đó vệ sinh mũi là việc làm vô cùng quan trọng.
bsts nhi khoa ve sinh mui dung luc cho con se han che cac benh ve duong ho hap Những ông bố đồng tính có con sinh đôi: 'Chăm con chỉ là chuyện nhỏ!'
bsts nhi khoa ve sinh mui dung luc cho con se han che cac benh ve duong ho hap Đừng bao giờ giao con - tài sản quý nhất đời mình cho người lạ

Trẻ nhỏ ở lứa tuổi từ 1-6, đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi thường xuyên bị các bệnh về đường hô hấp do chưa thích ứng kịp với thời tiết. Thay vì để con ở trong nhà, bảo vệ con khỏi những thay đổi đột ngột của thời tiết, mẹ vẫn nên để con làm quen từ từ với môi trường. Tuy nhiên, sau mỗi ngày, mẹ cần theo dõi sức khỏe của con. Và tùy vào tình trạng sức khỏe để mẹ chọn cách vệ sinh mũi phù hợp giúp bảo vệ bé tránh bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

bsts nhi khoa ve sinh mui dung luc cho con se han che cac benh ve duong ho hap
TS.BS, Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế - Nguyễn Hữu Châu Đức.

Cùng trò chuyện với TS.BS, Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế - Nguyễn Hữu Châu Đức để có thêm kinh nghiệm chăm sóc con khỏe mạnh trong mùa đông lạnh này.

- Chào bác sĩ, hiện tại tôi thấy các mẹ thường mua nước muối sinh lý về rửa mũi cho con vào buổi tối sau một ngày tiếp xúc với khói bụi thời tiết bên ngoài. Theo bác sĩ điều này có cần thiết không và trong trường hợp nào mẹ nên rửa mũi cho con?

Đầu tiên, việc rửa mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý là việc làm mang đến nhiều nguy cơ hơn là hiệu quả. Rửa mũi làm trẻ có nguy cơ bị kích ứng, chảy mũi, hoặc nặng hơn là nhiễm trùng, viêm tai giữa. Việc rửa mũi chỉ cần thiết khi trẻ ngạt, viêm mũi, chảy nước mũi nhiều, hoặc đôi khi có thể rửa mũi sau khi tiếp xúc với khỏi bụi nhiều.

- Ngoài việc rửa mũi, các mẹ thường vệ sinh mũi cho con bằng dụng cụ hút mũi. Việc hút mũi khi nào là nên làm và trong trường hợp nào là không nên thưa bác sĩ?

Hút mũi bằng dụng cụ là một cách tốt để làm sạch mũi và nhanh chóng giúp trẻ hết ngạt, khó chịu khi thở. Nhưng các bố mẹ nên nhớ là việc hút mũi có nhiều nguy cơ gây tổn thương mũi bé hơn nhiều so với nhỏ mũi bằng nước muối. Rửa mũi vẫn là một phương pháp an toàn hơn. Vậy nên, khi trẻ có vấn đề ở mũi, như chảy mũi, ngạt mũi, bố mẹ hãy rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý trước. Nếu việc làm này chưa mang đến hiệu quả, trẻ vẫn khó chịu khi thở, ngạt mũi nhiều, lúc đó mới hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ.

bsts nhi khoa ve sinh mui dung luc cho con se han che cac benh ve duong ho hap
Giữ ấm cho con vào mùa đông là việc cần thiết nhưng mẹ nên cho con làm quen dần với môi trường. (Ảnh: Tinygentleasians)

- Khi các mẹ mua dụng cụ hút mũi nên chú ý gì để đảm bảo không làm tổn thương đến niêm mạc mũi cũng như đường hô hấp của con?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều dụng cụ hút mũi cho bé, từ bóng cao su đơn giản cho đến dụng cụ hút chữ U với một đầu mẹ dùng để hút. Khi lựa chọn một dụng cụ nào, các mẹ nên xem độ tuổi sử dụng, để có dụng cụ với áp lực phù hợp, không tạo áp lực quá cao gây tổn thương niêm mạc mũi.

- Theo bác sĩ, trong thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường như thế này, mẹ nên bảo vệ đường hô hấp của con như thế nào hàng ngày?

Trong thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường như thế này, do hệ miễn dịch còn non yếu, các bé rất dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Mẹ nên tăng cường giữ gìn vệ sinh cho bé, giữ ấm vùng cổ, mũi khi đi ra ngoài. Tăng cường cho bé bú mẹ, cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng nếu bé đã ăn dặm để tăng sức đề kháng cho cơ thể bé.

- Trong trường hợp bé có triệu chứng sổ mũi, ho, mẹ nên làm thế nào?

Mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ khi bé có các triệu chứng:

+ Sốt

+ Nổi ban

+ Chảy mũi với sưng trán, mắt, mũi hoặc má

+ Chảy mũi một bên kéo dài hơn 2 tuần

+ Khó thở hoặc thở nhanh

+ Ảnh hưởng nhiều đến việc ăn, bú

+ Trẻ khó chịu nhiều, có vẻ là đau đớn

Chăm sóc bé ở nhà khi có các triệu chứng sổ mũi, ho chỉ khi không có các biểu hiện phải đi khám bác sĩ trên. Trong giai đoạn này, mẹ có thể làm sạch mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Cho bé nằm đầu cao hơn khi ngủ để dễ thở hơn. Tăng cường cho uống nước để làm lỏng dịch tiết. Tăng cường bú, ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để nâng cao sức miễn dịch của bé.

bsts nhi khoa ve sinh mui dung luc cho con se han che cac benh ve duong ho hap
Cần theo dõi các triệu chứng của con để có sự điều chỉnh trong cách chăm sóc. (Ảnh: Tinygentleasians)

- Bác sĩ có lời khuyên gì dành cho các mẹ khi chăm sóc đường hô hấp cho con?

Khi bé có các triệu chứng đường hô hấp như ho, sổ mũi, các mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc ở ngoài cho bé sử dụng khi không có sự tư vấn của bác sĩ.

Vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc bé là cách để giảm nhiễm khuẩn cho bé.

Giữ ấm cho bé vào mùa đông, lưu ý khi cho bé nằm điều hòa vào mùa hè.

Dinh dưỡng hợp lý để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Tiêm chủng đầy đủ vaccin để phòng các bệnh nguy hiểm cho bé.

- Cảm ơn bác sĩ rất nhiều vì đã dành thời gian chia sẻ những kiến thức hữu ích với chuyên mục.

bsts nhi khoa ve sinh mui dung luc cho con se han che cac benh ve duong ho hap Ông bố Bắc Ninh vượt cú sốc vợ 'cắm sừng' để chăm hai con mọn

Con nhỏ khát sữa, con lớn khóc đòi mẹ, từng có đêm anh Tùng (Bắc Ninh) bất lực chỉ biết ôm hai con, rồi khóc ...

bsts nhi khoa ve sinh mui dung luc cho con se han che cac benh ve duong ho hap Thu Thủy trả lời chuyện đã ly hôn chồng sau 12 năm yêu, 3 năm cưới

Phía nữ ca sĩ cho hay cô đã phải trải qua thời gian dài buồn bã vì chuyện gia đình. Hiện, cô muốn tập trung ...

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.