Các nhà cung ứng nhỏ lẻ trước cơn khủng hoảng tài chính vì Covid-19

Các nhà cung ứng vừa và nhỏ là những người đầu tiên và tiếp tục phải chịu thiệt hại do đại dịch Covid-19.

Trong thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, các vụ phá sản lớn liên quan đến giao dịch tái cấp vốn và cắt giảm chi phí triệt để không còn là điều hiếm thấy. Nhiều công ty như Brooks Brothers, JCPenney, Hertz, Neiman Marcus, Ford và GM trở thành ví dụ điển hình cho tình trạng khó khăn tài chính của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Harvard Business Reviews (HBR), một cuộc khủng hoảng mới từ sâu bên trong chuỗi cung ứng đang đe dọa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây thêm tai họa cho kinh tế toàn cầu.

Các SME thường là nhóm đơn vị đầu tiên chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nhưng hoàn cảnh hiện tại càng trầm trọng hơn do các công ty lớn bắt đầu siết chặt điều khoản thanh toán và cấp vốn. Những thay đổi này kết hợp với khủng hoảng do đại dịch đã khiến vô số nhà cung ứng vốn lưu động cho SME phá sản, đe dọa gây ra hiệu ứng domino toàn cầu.

Theo nhận định của các chuyên gia Havard, nếu chính phủ và các doanh nghiệp lớn không hỗ trợ SME, làn sóng sẽ sớm lan đến những tập đoàn toàn cầu, làm tổn hại thêm hệ thống tài chính thế giới vốn đã căng thẳng bởi đại dịch.

Các nhà cung ứng nhỏ lẻ trước bờ vực khủng hoảng tài chính COVID-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: HBR).

Tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị tổn thương?

Trong những năm gần đây, xu hướng tinh gọn tổ chức thông qua giảm hàng tồn kho và tối ưu hóa hoạt động nhằm tăng hiệu quả ngày càng được nhiều doanh nghiệp hưởng ứng. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng khiến doanh nghiệp trở nên mong manh hơn, tăng sự phụ thuộc vào cơ sở cung ứng ngày càng dễ bị gián đoạn.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 đã khiến những yếu tố này thêm sâu sắc. Vào thời điểm đó, các ngân hàng cố gắng giảm rủi ro tín dụng nên từ chối cho vay hoặc tăng lãi suất cao, làm suy yếu khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhiều biện pháp bất thường của các ngân hàng trung ương nhằm tăng tính thanh khoản thông qua mua các tài sản tài chính và hạ lãi suất xuống gần 0 không giúp được gì cho SME. 

Do đó, SME phải chịu áp lực từ hai phía: hệ thống ngân hàng không mấy niềm nở với họ và trì hoãn thanh toán kéo dài của khách hàng. Các công ty cần tiền mặt, đặc biệt là các công ty lớn, ngày càng chuyển sang nguồn cung duy nhất: các khoản thanh toán. 

Một nghiên cứu thực hiện trên 800 công ty sản xuất hàng đầu tại Liên minh EU và Mỹ trong 13 năm cho thấy các công ty lớn thường mở rộng điều khoản thanh toán cho các nhà cung ứng một cách có hệ thống và các công ty cung ứng này cũng làm tương tự với nhà cung ứng của họ.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã bị suy yếu do thời hạn thanh toán kéo dài nhiều năm nay tiếp tục phải đối phó với thách thức của đại dịch Covid-19. Ngoài nhu cầu sụt giảm nhanh chóng và lệnh ngừng hoạt động, các hóa đơn chưa thanh toán dường như trở nên vô vọng. Tình hình của các SME vô cùng khó khăn.

Giải pháp Tránh Khủng hoảng Toàn cầu

Hiện nay, các chính phủ đang nỗ lực giải cứu SME bằng cách cung cấp thêm vốn để họ có được lượng tiền mặt cần thiết.

Giải pháp từ chính phủ

Tại Mỹ, các chương trình tăng khả năng thanh khoản cho SME đã có hiệu quả bước đầu. Tại Châu Âu, cả chính phủ các nước và EU đều đang cung cấp các gói hỗ trợ tài chính nhằm khôi phục hoạt động kinh doanh, đặc biệt tập trung vào SME. 

Tuy nhiên, cách giải cứu này đang gặp phải trở ngại do hệ thống ngân hàng quan liêu. Các chương trình cứu trợ của chính phủ Mỹ được nhận xét là phân phối quỹ một cách nhanh chóng nhưng  cơ chế và mức độ hiệu quả không rõ ràng.

Hỗ trợ từ các tập đoàn lớn

Mặt khác, chỉ riêng chính phủ hỗ trợ là không đủ. Các công ty lớn hơn cần chung tay đưa SME khỏi bờ vực của cuộc khủng hoảng tiền mặt này. Trước tiên, nhóm tập đoàn lớn nên xác định các nhà cung ứng quan trọng nhất và bảo vệ họ cũng như giúp đỡ họ khôi phục hoạt động kinh doanhbằng cách thanh toán sớm hơn, sử dụng các chương trình tài chính cho chuỗi cung ứng để giảm bớt các hạn chế tín dụng. 

Ví dụ, Gucci (thuộc sở hữu của tập đoàn Kering) hiện đang duy trì mạng lưới khá lớn các nhà cung ứng thủ công nhỏ lẻ tại Italy sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã thông báo sẽ tiếp tục chương trình hỗ trợ này từ cuối tháng 5/2020. Nhà mạng viễn thông di động của Pháp Iliad cũng chọn cách thanh toán cho các nhà cung ứng SME bằng tiền mặt thay vì đợi 60 ngày theo luật. 

Mặt khác, các công ty lớn nên phối hợp cải thiện hoạt động tài chính bằng cách tập trung vào cắt giảm mạnh cả ba thành phần của vốn lưu động: hàng tồn kho, khoản phải trả và khoản phải thu. 

Để giảm lượng hàng tồn kho, việc xem xét lại chuỗi cung ứng hiện tại để giảm yêu cầu hàng tồn kho cũng như chu  sản xuất và phân phối đến điểm bán là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi tái thiết kế lại chuỗi cung ứng (bao gồm cả qui trình), tối ưu hóa mức tồn kho, hợp hóa hoạt động và việc cung cấp dịch vụ/ sản phẩm.

Các chiến lược tài chính cho SME để tự thân thoát khủng hoảng

Với số lượng lớn và các nguồn thông tin mới sẵn có, các công ty nên tận dụng tài nguyên này để đánh giá tốt hơn năng lực và khả năng tồn tại của các nhà cung ứng để đưa ra phương án hỗ trợ phù hợp. 

Ví dụ, Gucci đã cung cấp dữ liệu hoạt động chi tiết của các nhà cung ứng cho các ngân hàng, cho phép các ngân hàng đánh giá chính xác hơn điểm tín dụng của nhóm đơn vị này. Tập đoàn OTB (chủ sở hữu thương hiệu Diesel) bao thanh toán ngược cho các nhà cung ứng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy. Puma và Pimkie cũng thực hiện nhiều đánh giá về tính bền vững và CSR của nhóm cung ứng khi lựa chọn đối tượng nhận hỗ trợ tài chính.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự mình tận dụng các giải pháp chuỗi cung ứng thuật số hoặc phối hợp với các công ty lớn hơn. 

Ngoài các phương án tài trợ truyền thống, chẳng hạn như bao thanh toán ngược, có nhiều giải pháp thay thế đạt được lợi ích tương tự: khả năng tiếp cận thanh khoản sẵn sàng, phân tán rủi ro giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng và tối ưu hóa việc sử dụng vốn lưu động. 

Chiết khấu linh hoạt (người mua thanh toán sớm để đổi lấy chiết khấu), tài trợ hàng tồn kho (các khoản vay dùng hàng tồn kho làm tài sản thế chấp), tài trợ cho đơn đặt hàng (các khoản vay được hỗ trợ bởi đơn đặt hàng) và giao dịch hóa đơn (các nền tảng bán các khoản phải thu). Ford, nhà sản xuất thép Feralpi và nhà đóng tàu du lịch Fincantieri là một số công ty đang áp dụng các phương pháp này.

Ngày nay, các công ty đang phải vật lộn để tồn tại cho đến khi khôi phục được doanh số trước đó hay mở rộng hoạt động. Những thách thức này đòi hỏi tính thanh khoản cao trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Các phương pháp tiếp cận ở trên có thể giúp nhóm công ty lớn và chuỗi cung ứng của họ tránh được một thảm họa khủng hoảng tài chính đang tới gần. 

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.