Cách xử lý tường bị phồng rộp hiệu quả

Sau một thời gian sử dụng, tường nhà bạn sẽ bị phồng rộp là điều không thể tránh khỏi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tường bị phồng rộp hiệu quả để không làm mất mỹ quan cho ngôi nhà.

Những nguyên nhân làm tường bị phồng rộp

Muốn xử lý hiện tượng tường bị phồng rộp bạn cần phải tìm ra nguyên nhân. Khi đã biết chính xác nguyên nhân từ đó mới tìm cách khắc phục cho phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này:

Độ ẩm trong tường cao hơn bình thường sẽ dẫn đến việc hơi nước từ trong tường tỏa ra làm giãn các màng sơn.

Tường nhà bạn có các vết nứt trên bề mặt sẽ làm cho nước bị thấm vào sâu bên trong, đưa hơi nước vào trong các lớp sơn.

Màng sơn quét quá dày làm giảm tính hở của các bề mặt sẽ làm cho hơi ẩm không thoát ra được bên ngoài.

Sử dụng bột bả hoặc sơn lót kém chất lượng trong khi tác dụng của bột bả là chịu ẩm cho bề mặt việc này sẽ làm bề mặt tường dễ bị thấm nước.

Tường nhà tiếp xúc với nhiệt độ cao (bị ánh nắng chiếu trực tiếp)

Người sơn tường không có kỹ thuật sẽ sơn không đều tạo ra bề mặt có nhiều lỗ hở.

Quá trình trộn vôi vữa sai với tỉ lệ như hướng dẫn từ nhà sản xuất, sau một thời gian vôi bị khô do không có chất kết dính sẽ làm cho các mảng tường bị tróc sơn.

Đội ngũ thi công chưa làm sạch bề mặt tường trước khi sơn hoặc thi công dưới điều kiện không thuận lợi như ở môi trường nhiệt độ quá cao hay quá thấp.

Ảnh: jupiterpaint

Cách xử lý tường bị phồng rộp

Dưới đây là những cách giúp bạn xử lý tường bị phồng rộp phù hợp với mỗi nguyên nhân đã nêu ra ở trên

Đối với trường hợp tường mới bị phồng rộp

Với những hiện tượng tường nhà bạn mới xuất hiện các nơi bị phồng rộp bạn cần xử lý triệt để nguồn gốc gây ra độ ẩm của tường. Sau khi xử lý xong bạn mua loại sơn tốt, loại sơn có khả năng “thở” tốt (màng sơn cho phép một lượng hơi ẩm thẩm thấu qua bề mặt) rồi tiến hành sơn cho tường. Tránh sơn vào các ngày trời mưa bão hay các ngày nhiệt độ quá cao.

 Ảnh: jupiterpaint

Đối với trường hợp tường bị phồng rộp quá nhiều

Nếu tường nhà bạn bị phồng rộp quá nhiều bạn nên loại bỏ hẳn lớp sơn cũ trên bề mặt của tường. Làm sạch hoàn toàn bề mặt sau khi loại bỏ lớp sơn cũ bằng cách dùng giấy nhám chà xát rồi sau đó dùng chôi hay vải lau cho thật sách các mảnh sơn còn dính trên bề mặt. Đợi khi tường khô hẳn, hơi nước thoát hết ra ngoài (khoảng từ 1 tuần) rồi bắt đầu tiến hành sơn lại các lớp cẩn thận dùng bột bả, sơn lót và sơn hoàn thiện. Theo các bước sau:

Bước 1: Bắt đầu sơn lót bằng cọ sơn hoặc con lăn sơn. Để khô ít nhất trong vòng 1 đến 2 ngày
Bước 2: Tiến hành trét bột tường cho phẳng
Bước 3: Sơn lớp sơn đầu tiên bằng con lăn sơn. Để lớp sơn đầu tiên khô trong vòng 24h, khi sơn khô hẳn thì bắt đầu sơn lớp sơn thứ 2
Bước 4: Sơn lớp sơn thứ 2 và đợi đến khi lớp sơn khô hẳn bạn có thể dùng các biện pháp để khử đi mùi nước sơn nếu cảm thấy quá khó chịu.

 Ảnh: jupiterpaint

Đối với trường hợp tường bị bong tróc quá nhiều

Nếu trường hợp tường nhà bạn bị bong tróc quá nhiều bạn sẽ tiến hành các bước sau đây:

Bước 1: Đục toàn bộ lớp vữa trát xung quanh khu vực bị bong tróc và bị rộp
Bước 2: Đục các mạch vữa tường sâu vào trong khoảng 1-1,5 cm
Bước 3: Vệ sinh tất cả bụi hoặc vữa vừa mới đục ra sau đó tiến hành trộn vữa khác và trám vào khu vực vừa đục. Cái này bạn có thể hỏi người có kinh nghiệm để trộn vữa cho phù hợp
Bước 4: Đợi khi lớp vữa vừa mới miết mạch khô hẳn, vệ sinh sạch bề mặt
Bước 5: Tiến hành quét 2 lớp hồ dầu vào toàn bộ bề mặt tường
Bước 6: Chờ đến khi lớp hồ dầu khô hẳn, quét 1 lớp Sika latex + nước + xi măng theo tỷ lệ 1:1:4, trộn lại với nhau rồi quét lên một lớp hồ dầu và toàn bộ bề mặt tường cần trát. 
Bước 7: Đợt khi hỗn hợp vừa quét ở bước trên khô hẳn bạn tiến hành quét lại một lớp sơn tường khác lên bề mặt. Sử dụng các loại sơn sơn cao cấp có tính thở, độ bám dính cao

 Ảnh: jupiterpaint

chọn
Hình ảnh cầu Tam Tòa nối Nam Định - Ninh Bình sau 7 tháng thi công
Cầu Tam Tòa vượt sông Đáy trên tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình sau 7 tháng thi công đã dần thành hình.