Cấm dạy ngoài sách giáo khoa: Ra đề thi học sinh giỏi thì lấy kiến thức ở đâu?

Nhiều giáo viên thẳng thắn cho rằng, Bộ GD&ĐT quy định cấm các trường không được dạy chương trình ngoài SGK là thiếu hợp lý. Vậy thi học sinh giỏi thi kiến thức lấy từ đâu?
cam day ngoai sach giao khoa ra de thi hoc sinh gioi thi lay kien thuc o dau Cơn lũ đã qua nhưng lạnh về rồi, học sinh vùng lũ cần lắm áo ấm, chăn màn...
cam day ngoai sach giao khoa ra de thi hoc sinh gioi thi lay kien thuc o dau Gia cảnh éo le của cháu bé bị cổng trường đè gãy xương ở Vĩnh Phúc
cam day ngoai sach giao khoa ra de thi hoc sinh gioi thi lay kien thuc o dau Các lưu ý khi thực hiện chương trình GDPT từ năm học 2017 - 2018
cam day ngoai sach giao khoa ra de thi hoc sinh gioi thi lay kien thuc o dau Hàng ngàn người rơi lệ tiễn đưa Nhà giáo Văn Như Cương

Quy định thiếu hợp lý

Theo văn bản hướng dẫn mới nhất, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tiếp tục rà soát nội dung trong sách giáo khoa (SGK), tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

cam day ngoai sach giao khoa ra de thi hoc sinh gioi thi lay kien thuc o dau
Các em học sinh THPT tại Hà Nội ra về sau giờ tan học. Ảnh minh họa: Huyên Nguyễn.

Các trường cũng cần điều chỉnh để tránh trùng lắp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu. Các trường cũng không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK vượt mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK.

Đáng chú ý, căn cứ vào chương trình GDPT hiện hành, các trường lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung bài học trong SGK để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp trong từng môn học hoặc liên môn; từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh cho phù hợp điều kiện thực tế nhà trường. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới…

Trao đổi về ván đề này, Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết - Giáo viên dạy Ngữ văn tại Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, quy định này của Bộ GD&ĐT là thiếu hợp lý.

Vị Tiến sĩ phân tích: "Nếu chương trình mang tính ổn định tương đối, có sự kế thừa và phát triển hợp lý trong tổng thể các cấp học thì sách giáo khoa (SGK) được biên soạn dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Theo đó, SGK là một trong những tài liệu quan trọng nhất được sử dụng trong dạy học, là tài liệu có tính hướng dẫn cho giáo viên và học sinh.

Trong xã hội hiện đại, khi học sinh hàng ngày tiếp cận vô vàn nguồn tri thức, nếu giáo viên coi SGK không chỉ là tài liệu quan trọng nhất mà còn là tài liệu duy nhất trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên 'Tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK', các em sẽ không được hướng dẫn và khó tránh những băn khoăn về sự cập nhật tính hiện đại, chân thực của sách giáo khoa.

Qui định trên đảm bảo an toàn cho bài giảng của thầy nhưng lại khó đảm bảo cho sự an toàn trong tiếp nhận và tư duy của trò thời hiện đại. Những so sánh, liên hệ, đối chiếu giữa bài học với thực tế cuộc sống luôn vận động và phát triển là điều không thể tránh trong hoạt động dạy và học của nhà trường phổ thông - điều đảm bảo nguyên lý 'học và hành' trong giáo dục, thể hiện tính thực tiễn của nhận thức, giúp các môn học không khô cứng và lạc hậu.

Và trong sự hướng dẫn có tính khoa học, tính sư phạm của giáo viên, cách đặt các tri thức trong SGK vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, học trò sẽ thấu hiểu một cách đúng đắn, biện chứng mà không bối rối khi tự các em thụ động so sánh điều được học với thực tiễn".

Bộ ra đề thi HSG thì nội dung lấy ở đâu?

cam day ngoai sach giao khoa ra de thi hoc sinh gioi thi lay kien thuc o dau
Các thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh: Đình Tuệ.

Còn theo thầy giáo Tôn Sỹ Dũng - Giáo viên dạy Hóa học tại Trường THCS Võ Xán (Tây Sơn Bình Định) cho rằng, Bộ GD&ĐT chỉ đạo theo kiến thức kĩ năng không nên quy định cứng nhắc không được dạy kiến thức ngoài SGK. Chẳng hạn, giáo viên có thể nêu các hiện tượng tự nhiên và trong cuộc sống để làm rõ nội dung trong SGK cho các em học sinh dễ hình dung. Tiến bộ khoa học thì đang thay đổi tính bằng giây, nếu Bộ ra qui định cứng nhắc như thế là bất cập.

Cô giáo Thúy Hoa - giáo viên dạy Ngữ văn tại một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội thì thẳng thắn phản biện: "Tôi chưa bao giờ thấy Bộ lại ra một quy định cứng nhắc và vô lý đến vậy khi cấm các trường dạy học sinh các kiến thức ngoài SGK hiện hành. Hiện nay, chúng ta đang triển khai dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếu không đưa cả kiến thức ngoài SGK lồng vào thì sẽ dạy bằng cái gì? Trong SGK có đề cập gì nhiều tới kỹ năng sống đâu.

Rồi chuyện tổ chức thi học sinh giỏi cho các em học sinh ở cấp nữa chứ. Ngay cả trong các đề thi ra lớp 10 hay thi THPT quốc gia, đề thi bao giờ cũng có phần cơ bản và nâng cao để kiểm tra kiến thức học sinh nhằm phân loại được em nào học vượt trội hơn sẽ đạt điểm tuyệt đối. Giờ Bộ nói cấm dạy nội dung ngoài SGK là điều hết sức khó hiểu".

Chia sẻ với báo chí, Thạc sĩ Trương Văn Diện - Trường THCS Pascal (Đông Anh, Hà Nội) nêu quan điểm: Thực tế dạy học ở các trường hiện nay đã đổi mới theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Giáo viên có thể kết cấu lại bài giảng, nội dung khi giáo viên cảm thấy phù hợp với chương trình chính thức. Trường chọn lọc những nội dung cần thiết trong cuốn sách và cách thứcđạt được mục tiêu theo nội dung đó phải có cách chứ không phải cứ theo cuốn hướng dẫn giáo viên chung chung của ngành giáo dục được.

Tuy nhiên, văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT mang tính thay đổi cả triết lý, mục tiêu giáo dục khi mà chương trình, SGK chưa thay đổi sẽ gây khó cho các trường. Vì chương trình xây dựng theo mục tiêu cũ vậy mà lấy chương trình cũ để đòi hỏi giáo viên thay đổi theo mục tiêu mới sẽ bị khiên cưỡng và mang tính chắp vá.

cam day ngoai sach giao khoa ra de thi hoc sinh gioi thi lay kien thuc o dau Cơn lũ đã qua nhưng lạnh về rồi, học sinh vùng lũ cần lắm áo ấm, chăn màn...

Cơn lũ đi qua đã mấy ngày, cả bản gần như xơ xác chỉ toàn bùn đất. Người lớn hay trẻ nhỏ đều phải ra ...

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.