Cam kết về thuế quan với mặt hàng rau quả trong AJCEP

Việt Nam cam kết chỉ có 6% số dòng thuế mặt hàng rau quả được xóa bỏ ngay khi AJCEP có hiệu lực.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) được kí kết vào tháng 4/2008 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/12/2008.

AJCEP bao gồm các cam kết về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.

AJCEP: Cam kết về thuế quan với mặt hàng rau quả - Ảnh 1.

Đồ họa: TV

Cam kết về thuế quan với mặt hàng rau quả từ phía Việt Nam

Việt Nam có cam kết khá thận trọng, khi chỉ có 6% số dòng thuế được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Các dòng thuế còn lại sẽ được thực hiện theo lộ trình 10 năm hoặc 15 năm, trong đó đa phần là lộ trình 15 năm (82,6% số dòng thuế).

Chi tiết Lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam áp dụng với mặt hàng rau quả Nhật Bản trong AJCEP 






Cam kết về thuế quan với mặt hàng rau quả từ phía Nhật Bản

Nhật Bản có cam kết về thuế quan thận trọng trong AJCEP với sản phẩm rau quả, khi chỉ có 22% số dòng thuế được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Các dòng thuế còn lại được thực hiện với lộ trình dài từ 7 đến 15 năm, với phần lớn các dòng thuế thực hiện lộ trình 10 năm.

Ngoài ra, có một số ít các dòng thuế (khoảng 5,7%) Nhật Bản không có cam kết thuế quan.

Chi tiết Lộ trình cắt giảm thuế của Nhật Bản áp dụng với mặt hàng rau quả trong AJCEP


chọn
ĐHĐCĐ Đạt Phương: Sẽ tái khởi động khu nghỉ dưỡng ở Quảng Nam, mảng kính siêu trắng sẽ mang về doanh thu từ quý II/2026
Theo ban lãnh đạo Đạt Phương, dự án Khu nghỉ dưỡng Bình Dương tại Thăng Bình, Quảng Nam sẽ được doanh nghiệp triển khai lại, dự kiến tháng 5 - tháng 6/2025 hoàn tất thủ tục. Nhà máy kính siêu trắng dự kiến có doanh thu từ quý II/2026, khoảng 1.200 - 1500 tỷ/năm và mất khoảng 6 năm để hoàn vốn.