Theo báo Người đưa tin, trong hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2018 do bộ Y tế tổ chức tại phía Nam, bác sĩ Nguyễn Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, sau tiêm chủng, thường xuất hiện 5 loại phản ứng bất lợi, đó là phản ứng do bản chất vắc xin, phản ứng do chất lượng vắc xin, phản ứng do lỗi tiêm chủng, phản ứng do tâm lý, phản ứng do lỗi ngẫu nhiên.
Không chỉ ở Việt Nam, các nước trên thế giới cũng phải đối mặt với những vấn đề không có lợi liên quan đến tiêm chủng.
(Ảnh minh hoạ: Dosage May Vary) |
Phản ứng vắc xin có thể được phân loại thành phản ứng thông thường (các biểu hiện như sốt, sưng, nóng đỏ) hoặc tai biến nặng sau tiêm chủng (như phản ứng quá mẫn, dị ứng, phản ứng riêng của từng vắc xin). Hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi, trường hợp tai biến nặng hiếm gặp.
Các bác sĩ khuyến cáo, sau khi tiêm, trẻ cần theo dõi tại chỗ 30 phút để xem trẻ có dị ứng với thuốc không và thông báo cho cán bộ y tế nếu có dấu hiệu bất thường như khóc, bứt rứt, khó chịu, nôn, trớ, vết tiêm có quầng đỏ lan rộng, nổi ban.
Trả lời VOV, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Do vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch nên các phản ứng tại chỗ như: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau sẽ tự khỏi. Tai biến nặng là rất hiếm.
Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi phản ứng của trẻ sau tiêm để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. (Ảnh: Mims.co.uk) |
Một số phản ứng nặng sau tiêm vắc xin có thể do trẻ mắc các bệnh trùng hợp ngẫu nhiên hay gặp ở trẻ nhỏ như tim bẩm sinh, sặc sữa, nhiễm trùng huyết, đột tử, xuất huyết não…
Theo Tiến sĩ Điển, cha mẹ cần đưa con đi viện ngay khi có các dấu hiệu sau:
- Sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ.
- Quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lờ đờ.
- Khó thở, rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch.
- Da nổi vân tím, chi lạnh.
- Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú.
- Co giật.
- Phát ban.
- Trẻ có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe khiến cha mẹ lo lắng.
“Khi quan sát thấy con có dấu hiệu kích thích, lờ đờ, cha mẹ cần đưa đi viện ngay. Khi da bé nổi vân tím, chi lạnh mới đưa vào viện thì đã muộn”, Tiến sĩ Điển cho hay.
Nếu trẻ sốt cao, bố mẹ cần thường xuyên cặp nhiệt độ để có hướng xử lí thích hợp. (Ảnh: Newborn Baby) |
Khi về nhà, bố mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ ít nhất 24h sau tiêm nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng. Người mẹ cần cho trẻ ăn đủ sữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú, ăn khi nằm. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt vào ban về các dấu hiệu tinh thần, trạng thái ăn ngủ, nhiệt độ. Cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, mặc đồ thoáng mát.
PGS.TS Trần Minh Điển khuyến cáo cha mẹ không nên đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm của trẻ. Bởi sau khi tiêm, vết tiêm của trẻ còn hở sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm.
Khi trẻ sốt cao, cha mẹ cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Trao đổi trên VTV, bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Đắk Lắk cho biết, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế. Cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ vừa được tiêm phòng vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi và đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Điều quan trọng là cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm đúng lịch và tiêm nhắc đầy đủ.
XEM THÊM
Những điều cha mẹ cần biết trước khi đưa con đi tiêm chủng
Không chỉ theo dõi sát sao lịch tiêm, phụ huynh cần nắm được kiến thức cơ bản trước khi đưa con đi tiêm chủng. |
Lịch tiêm chủng mở rộng 2018
Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, bố mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng mở rộng nhằm giúp cơ thể trẻ phòng chống nhiều ... |
Bộ Y tế công bố 8 vắc xin tiêm chủng phòng được nhiều bệnh lưu hành tại Việt Nam
Chiều 29/10, Bộ Y tế thông tin về cung ứng vắc xin phòng bệnh phối hợp cho Chương trình tiêm chủng mở rộng. |
'Lệch' thời gian chích vắc xin sởi đang tạo lỗ hổng miễn dịch
Thời gian chích ngừa của chương trình tiêm chủng mở rộng và vắc xin dịch vụ có sự khác nhau. Sự lệch lạc trong việc ... |
Hơn 4.000 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng
Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) từ ngày 1/1 đến 30/6, cả nước ghi nhận ghi nhận 4.114 trường ... |
Sử dụng vắc-xin mới trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Những điểm mới cần lưu ý
Từ cuối năm 2015, thông tin về việc nhà máy sản xuất vắc-xin Quivaxem, vắc-xin 5 thành phần bạch hầu - ho gà - uốn ... |
Vắc xin ComBe Five thay thế có an toàn hơn vắc xin Quinvaxem?
Khoảng tháng 6/2018, vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất sẽ được lựa chọn thay thế cho vắc xin Quinvaxem tiêm chủng cho ... |
Lối sống 07:12 | 29/05/2019
Lối sống 10:20 | 10/05/2019
Lối sống 10:41 | 19/04/2019
Lối sống 09:52 | 18/04/2019
Lối sống 13:33 | 17/04/2019
Lối sống 06:50 | 17/04/2019
Lối sống 15:03 | 16/04/2019
Lối sống 03:56 | 15/01/2019