Lùi lương hưu mới đến 2022 để phụ nữ khỏi thiệt | |
Bộ trưởng LĐ-TB&XH: Sẽ dời lộ trình tính lương hưu mới | |
Lương thấp, giáo viên không muốn về hưu |
Một lần nữa, vấn đề lương cho giáo viên lại nóng hổi hơn bao giờ hết. Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, rất nhiều đại biểu đã lên tiếng về vấn đề này.
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong một hoạt động ngoại khóa |
Mức lương hưu bèo bọt
Trường hợp cô giáo Lan là một trong những điển hình của thiệt thòi mà người giáo viên phải chịu. Cô Lan đi dạy 37 năm, nhưng trước đó cô đi dạy tự nguyện, hưởng theo mức đóng góp của người dân. Còn thực tế, thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của cô Lan là 22 năm 8 tháng. Mức lương làm căn cứ đóng BHXH là 1,8 triệu đồng. Khi cô Lan về hưu là 22 năm, với mức hưởng 69% nên lương hưu là 1,27 triệu đồng.
Theo quy định, nếu người tham gia BHXH bắt buộc về hưu mà lương hưu thấp hơn lương cơ sở thì Nhà nước sẽ bù cho bằng lương cơ sở. Vì vậy, mức lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng của cô Lan là đã được Nhà nước đã cấp bù. “Không phải do chúng ta làm sai, mà do chính sách lương còn bất cập”, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, khẳng định.
Thực tế, theo phản ánh của một số địa phương, còn có nhiều giáo viên mầm non có mức lương hưu thấp hơn cô Lan. Lý giải mức lương hưu bèo bọt của nhiều giáo viên mầm non, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH, cho biết là do trước đây, chính sách bảo hiểm chỉ áp dụng một số đối tượng, về sau mới mở dần.
Giáo viên mầm non là những đối tượng sau này mới được đưa vào diện tham gia BHXH, chứ trước đó họ chỉ làm công điểm, nhận thóc gạo, mà trường hợp cô giáo Lan ở Hà Tĩnh là ví dụ. “Muốn để lương hưu của giáo viên mầm non cao hơn, chỉ có cách các bộ ngành ngồi lại với nhau bàn tính, có thể lấy từ quỹ bảo hiểm để bù vào, và có thể nâng ngưỡng lên ở mức 2 triệu đồng/tháng thay vì lấy ngưỡng lương cơ sở”, ông Huân nêu quan điểm.
Tại diễn đàn Quốc hội đang diễn ra, rất nhiều ý kiến đã bức xúc trước thực tế lương, chế độ cho giáo viên chưa thỏa đáng. Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng chính sách đối với giáo viên cần được Quốc hội quan tâm để sớm đưa Luật Nhà giáo vào chương trình xây dựng luật năm 2019.
“Vì áp dụng Luật Viên chức hiện nay đang gặp nhiều trở ngại và đang mâu thuẫn với Điều 58 của Luật Giáo dục, làm giảm vị thế nhà giáo, do chưa xem xét đến nghề đặc thù, một nghề bất cứ xã hội nào cũng đòi hỏi phải có sự trân trọng tôn vinh”, bà Minh nói.
Lương thấp, thì đổi mới chỉ là hô hào suông
Bà Ngô Thị Minh cũng phân tích, trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, Quốc hội đã dành 20% ngân sách nhà nước để đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên, vai trò của ngành giáo dục trong việc tham mưu cho Chính phủ để phân bổ sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách này đang có vấn đề.
“Trước mắt, với giáo dục phổ thông, đề nghị Chính phủ nghiên cứu giải pháp để nâng cao vị thế nhà giáo. Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT đã đưa ra định hướng chỉ đạo đó là lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy tính chất công việc theo vùng. Cần thực hiện đúng chủ trương này”, bà Ngô Thị Minh kiến nghị.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cũng phân tích, đa phần nhà giáo gắn bó, tận tụy với nghề dù đồng lương rất thấp, điều kiện sống và làm việc khó khăn. Do đó, Chính phủ cần sớm ban hành chính sách cải cách tiền lương sao cho vừa với sức cống hiến của nhà giáo, đồng thời tạo động lực cho đội ngũ an tâm công tác và thực hiện đổi mới giáo dục. “Từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đến Nghị quyết 29 Trung ương 8 khóa XI đều khẳng định lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Chúng ta nói nhiều về vấn đề này, nhưng chưa có động thái cụ thể”, đại biểu Quyên Thanh nói.
Theo quy định về chế độ tiền lương, mỗi nhà giáo đi từ bậc lương thấp nhất đến bậc cao nhất trong bậc lương của mình là 24 năm với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và 30 năm với giáo viên THCS, 27 năm với giáo viên THPT. Lương giáo viên mầm non, tiểu học từ bậc 1 là 1.86 đến bậc 12 là 4.26; với mức lương cơ bản hiện tại thì trong 24 năm công tác là tăng không đáng kể (chỉ tăng khoảng 2.860.000 đồng). Rõ ràng điều này khó trở thành động lực cho nhà giáo phấn đấu và đổi mới.
Đại biểu Triệu Thế Hùng (Lâm Đồng) cũng chỉ ra thực tế hiện nay việc thu hút sinh viên vào ngành sư phạm đã khó khăn thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để giảng dạy tại các vùng khó sẽ càng nhiều trở ngại. “Cần tăng cường những chính sách nhằm phục hưng truyền thống dân tộc về quý trọng và tôn vinh nghề dạy học, thực sự coi nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, lao động của nhà giáo là lao động trí tuệ của giới trí thức.
Nhà giáo cần được coi trọng cả đời sống tinh thần, chứ không phải chỉ là ưu tiên một số những chế độ về vật chất. Nếu không thực sự coi trọng những giá trị của người thầy thì chương trình giáo dục phổ thông thay đổi dù có hay đến mấy, cơ sở vật chất đầu tư có tốt đến mấy cũng khó lòng thành công, bởi nhà giáo là yếu tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp giáo dục”, đại biểu Triệu Thế Hùng đề nghị một cách khẩn thiết.
Chia sẻ về điều này, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng cho hay rất trăn trở với trường hợp cô giáo mầm non chỉ nhận được lương hưu 1,3 triệu đồng sau 37 năm công tác. Hiện nay thang bảng lương trong giáo dục còn khá thấp so với yêu cầu, nhất là yêu cầu đổi mới giáo dục.
Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, đề xuất phải có đánh giá một cách công bằng hơn, nhất là đối với giáo viên bậc mầm non, trong khi đội ngũ này chịu áp lực rất lớn trong công việc. “Muốn có động lực dạy và đổi mới thì phải có chế độ phù hợp, phải có thu nhập đủ sống để yên tâm, chứ hô hào suông thì rất khó”, Bộ trưởng nói.
Cô giáo mầm non lương hưu 1,1 triệu/tháng: 'Đi 2 - 3 đám cưới là hết veo tháng lương'
Sau 40 năm công tác và nhận mức lương hưu hơn 1,1 triệu đồng/tháng, cô giáo Đàm Thị Tý (Đông Phương Yên, Chương Mỹ, Hà ... |