Nhiều doanh nghiệp lớn đã công bố lợi nhuận tăng trưởng trên 100% trong 2024 như: Masan (Mã: MSN), Vingroup (Mã: VIC), Bamboo Capital (Mã: BCG), Nam Kim (Mã: NKG), Viconship (Mã: VSC), Dabaco (Mã: DBC), Vinaconex (Mã: VCG),Thế Giới Di Động (Mã: MWG), Gelex (Mã: GEX), Gelex Electric (Mã: GEE), CTCP Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội (Mã: BTH), CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Mã: VEF), Dệt may Thành Công (Mã: TCM),...
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) ghi nhận lãi ròng 201 tỷ quý IV, giảm 79% so với cùng kỳ năm 2023 do quý IV/2023 HAGL ghi nhận chi phí tài chính dương do khoản lãi vay được miễn giảm hơn 1.420 tỷ.
Luỹ kế năm 2024, HAGL báo lãi ròng 1.010 tỷ cả năm, bằng 61% năm 2023. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp tập đoàn báo lãi ròng trên nghìn tỷ song tính tới hết năm ngoái, công ty vẫn còn khoản lỗ luỹ kế 426 tỷ đồng.
Hai ông lớn trong ngành xây dựng là Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC) và Coteccons (Mã: CTD) ghi nhận kết quả kinh doanh trái chiều trong quý IV/2024. Nếu Coteccons lãi ròng 106 tỷ, tăng 54% so với cùng kỳ thì Xây dựng Hoà Bình lại trầy trật thoát lỗ nhờ bán tài sản.
Tập đoàn Dabaco (Mã: DBC) lại có thêm một năm không thể hoàn thành mục tiêu doanh thu tỷ USD song lợi nhuận đã vượt 5% chỉ tiêu năm với769 tỷ, gấp 30,8 lần cùng kỳ. Tính riêng quý IV, lợi nhuận sau thuế của Dabaco đạt 239 tỷ đồng, gấp 37 lần cùng kỳ.
Doanh nghiệp số 1 ngành sữa là Vinamilk (Mã: VNM) lãi ròng 2.124 tỷ đồng quý IV, giảm gần 9% so với cùng kỳ. Luỹ kế năm, Vinamilk vẫn báo lãi cao nhất 3 năm với 9.302 tỷ, tăng 6% so với 2023 nhờ động lực từ thị trường nước ngoài.
Ông lớn số 1 ngành thép là Tập đoàn Hoà Phát (Mã: HPG) báo lãi sau thuế 2.809 tỷ đồng quý IV/2024, giảm 5% so với quý IV năm ngoái.
Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm trước, đạt kế hoạch năm 2024. Lợi nhuận sau thuế đạt 12.020 tỷ đồng, tăng 77% so với năm 2023 và vượt 20% chỉ tiêu năm.
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) đã công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 847 tỷ trong quý cuối năm 2024, gấp 9,4 lần cùng kỳ.
Luỹ kế cả năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần 134.341 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% và lãi ròng 3.722 tỷ, gấp 22,1 lần so với mức nền thấp của 2023khi 3 chuỗi của MWG đã chính thức có lãi ở cấp độ công ty trong năm qua và chuỗi duy nhất còn thua lỗ là An Khang cũng hướng tới mục tiêu có lời trong năm 2025.
CTCP FPT (Mã: FPT) đã có 4 năm liên tiếp lợi nhuận tăng trưởng trên 20%. Năm 2024, tập đoàn ghi nhận lãi ròng đạt 7.849 tỷ đồng, tăng trưởng 21,4%. EPS cả năm đạt 4.940 đồng.
Tính riêng quý IV/2024, FPT lãi ròng 2.087 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Song con số lợi nhuận quý IV vẫn thấp hơn mức kỷ lục của quý III/2024 (2.089 tỷ).
Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) báo lãi ròng 2.025 tỷ đồng quý IV, cùng kỳ năm 2023 lỗ 64 tỷ. Cả năm, tập đoàn đạt 11.735 tỷ lãi ròng, gấp 5,4 lần năm 2023.
Tổng doanh thu thuần cả năm 2024 đạt 192.159 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước đó và là mốc doanh thu cao nhất lịch sử. Động lực tăng trưởng cho doanh thu đến từ các đại dự án, đặc biệt là Vinhomes Royal Island, song song với sự tăng trưởng từ mảng xe điện.
CTCP Vinhomes (Mã: VHM) có tổng doanh thu thuần đạt 103.046 tỷ đồng. Theo đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi (bao gồm doanh thu từ các hoạt động của Vinhomes và các hợp đồng hợp tác kinh doanh) đạt 141.812 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2023.
Lợi nhuận ròng Vinhomes đạt 31.179 tỷ đồng, giảm gần 7% so với năm 2023.
Một doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái Vingroup báo lãi nghìn tỷ năm qua là CTCP Vincom Retail (Mã: VRE). Quý IV/2024, Vincom Retail báo lãi 1.085 tỷ, tăng nhẹ gần 2% so với cùng kỳ. Cả năm 2024, ông lớn bất động sản cho thuê lãi ròng 4.096 tỷ, giảm 7% so với con số kỷ lục của 2023.
CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Mã: VEF) - công ty con của Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC),báo lãi sau thuế kỷ lục 434 tỷ trong quý IV/2024, gấp 4,7 lần quý IV/2023.
Luỹ kế cả năm 2024, lợi nhuận sau thuế của VEF tăng 61% lên 699 tỷ đồng và cũng là con số cao nhất trong lịch sử hoạt động. EPS năm đạt 4.194 đồng.
Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) công bố lợi nhuận ròng tăng trưởng 9% trong năm 2024, đạt 2.377 tỷ và cũng là mức cao nhất trong lịch sử công ty.
CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Mã: DGC) báo lãi ròng tăng 4% lên 749 tỷ đồng và cả năm đạt 2.989 tỷ, giảm gần 4% so với 2023.
2024 có thể coi là một năm thắng lớn của nhóm xuất khẩu thuỷ sản và dệt may.
PAN Group (Mã: PAN) có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 231 tỷ đồng trong quý cuối năm ngoái, tăng 13% so với cùng kỳ và là con số cao nhất kể từ khi hoạt động.
Luỹ kế cả năm 2024, lãi sau thuế của tập đoàn lần đầu vượt mốc nghìn tỷ với 1.148 tỷ, tăng 40,5% so với cùng kỳ. Lãi ròng đạt mức cao kỷ lục 594 tỷ đồng, tăng trưởng 46% so với năm 2023 và vượt 33% mục tiêu năm nhờ hai bàn đạp chính là con tôm và cá tra.
Doanh nghiệp dệt may đầu tiên công bố báo cáo tài chính là CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG) đã công bố mức lợi nhuận kỷ lục trong năm qua với 316 tỷ, tăng 45% so với 2023 nhờ sự gia tăng của các đơn hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường cùng việc khai thác các dòng sản phẩm khó, phức tạp.
Quý IV, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) công bố lợi nhuận sau thuế tăng 16% lên 733 tỷ đồng.
Luỹ kế cả năm 2024, PNJ báo lợi nhuận sau thuế đạt 2.115 tỷ đồng; tăng 7% so với năm 2023 và cũng là con số lợi nhuận năm cao nhất trong lịch sử hoạt động của PNJ.
Doanh nghiệp đã vượt 1,8% chỉ tiêu doanh thu và vượt 1,2% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Hai công ty lớn trong ngành dược đã công bố báo cáo tài chính ghi nhận sự trái chiều trong kết quả kinh doanh.
Sau năm báo lãi cao kỷ lục, vượt nghìn tỷ, Dược Hậu Giang ghi nhận lãi ròng năm 2024 giảm 26% còn 779 tỷ. Trái lại, Imexpharm báo lãi sau thuế cao nhất trong lịch sử hoạt động cả trong quý IV và năm 2024. Lãi sau thuế cả năm tăng 7% lên 321 tỷ.
Tính tới tối 26/1, có trên 80 doanh nghiệp báo lỗ trong năm 2024. Trong đó nhiều doanh nghiệp báo lỗ lớn như: Novaland (Mã: NVL) lỗ ròng 6.412 tỷ, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (Mã: NVB) lỗ 5.129 tỷ, CTCP Masan High-Tech Materials (Mã: MSR) lỗ 1.638 tỷ, EVNGenco3 (Mã: PGV) lỗ 901 tỷ, CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (Mã: NOS) lỗ ròng 289 tỷ, Thuduc House (Mã: TDH) lỗ 288 tỷ, CTCP Đầu tư tài sản Koji (Mã: KPF) lỗ 277 tỷ, CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn (Mã: BTS) lỗ 198 tỷ, CTCP Gang thép Cao Bằng (Mã: CBI) lỗ 150 tỷ,