'Cát tặc' cho cả phụ nữ thoát y để phản ứng khi bị cấm

Vị Phó chủ tịch UBND huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) cho biết nhiều lần bị xử lí, các đơn vị khai thác trái phép còn đưa phụ nữ, con nít đến “thoát y” để phản ứng.
cat tac cho ca phu nu thoat y de phan ung khi bi cam ‘Cát tặc’ lộng hành, sông Krông Ana bị 'rút ruột' từng ngày
cat tac cho ca phu nu thoat y de phan ung khi bi cam
Các tàu thuyền ngang nhiên khai thác cát gây sạt lở nhiều đoạn sông. Ảnh: Trang Anh.

Như chúng tôi đã phản ánh trước đó, tình trạng “cát tặc” lộng hành trên sông Krông Ana (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) khiến người dân khu vực này vô cùng bức xúc khi hàng ngày, hàng giờ từng mép đất dần bung ra khỏi bờ và trở thành những hố sâu hoắm.

Ông Lê Hùng Phi, Chủ tịch UBND xã Khuê Ngọc Điền cho biết, việc sạt lở đất trên sông do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu do khai thác cát quá mức.

“Hiện nay tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn, khiến nhiều diện tích đất bị sạt lở, xói mòn, gây ảnh hưởng đến môi trường đất đai và sinh kế của người dân.

Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời một ngày không xa dòng sông sẽ bị thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm hiện nay”, ông Phi cho hay.

cat tac cho ca phu nu thoat y de phan ung khi bi cam
Nhiều đoạn sông do bị khai thác quá mức nên gây sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Trang Anh.

Theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Bông, đầu tháng 3/2016 các xã có số lượng đất sạt lở do yếu tố tự nhiên và từ việc khai thác cát tập trung chủ yếu ở các xã: Hòa Sơn, Ea Trul, Khuê Ngọc Điền, Hòa Tân, Cư Kty, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Đrăm và Yang Reh.

Diện tích sạt lở đất tập trung chủ yếu ở xã Yang Reh là 48.994 m2; xã Cư Kty là 18.408 m2; xã Hòa Tân là 1680 m2...

Do số lượng đất bị sạt lở là khá lớn, lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân nên đầu năm 2017, UBND huyện này đã có văn bản chỉ đạo các xã trên địa bàn rà soát lại số diện tích đất sạt lở nhưng vẫn chưa nhận được một biên bản báo cáo nào.

Được biết, hiện nay trên địa bàn huyện có bảy đơn vị khai thác cát trên dòng sông Krông Ana, nhưng chỉ mới có năm đơn vị là được cấp phép hoạt động: HTX Giang Sơn (trụ sở Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), Công ty TNHH Hưng Vũ, Công ty cổ phần vật liệu Tây Nguyên, Công ty TNHH xây dựng Ngọc Hùng (có giấy phép nhưng chưa hoạt động.

Bên cạnh đó, còn có hai đơn vị mặc dù chưa được cấp phép nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động là HTX Nam Sơn (xã Yang Reh, huyện Krông Bông) và HTX Đoàn Kết (xã Cư Kty) với không ít tàu hoạt động liên tục.

cat tac cho ca phu nu thoat y de phan ung khi bi cam
Không chỉ khai thác cát, một số tàu thuyền khai thác gỗ tạo nên những hố sâu hoắm bên bờ sông. Ảnh: Trang Anh.

Ông Đinh Văn Long - Phó chủ tịch UBND huyện Krông Bông cho biết, các doanh nghiệp được cấp phép và không được cấp phép nhiều lần tranh chấp với nhau về khu vực khai thác cát.

Về vấn đề này, tỉnh đã có chủ trương thỏa thuận giữa Công ty TNHH Hưng Vũ và Công ty cổ phần vật liệu Tây Nguyên nhượng lại một phần diện tích khai thác cho HTX Nam Sơn và HTX Đoàn Kết.

“Hiện nay chỉ mới có Công ty TNHH Hưng Vũ thỏa thuận và nhượng lại một phần diện tích khai thác cho HTX Nam Sơn.

Còn HTX Đoàn Kết vẫn chưa thỏa thuận được nên vẫn khai thác chồng lên diện tích của Công ty cổ phần vật liệu Tây Nguyên mà tỉnh đã cấp phép trước đó.

Hiện nay, đơn vị đang kiên quyết chỉ đạo, nếu cá nhân, tập thể nào vi phạm, khai thác lấn sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật”, ông Long thông tin.

Ông Long còn cho biết thêm, việc bắt quả tang các đơn vị khai thác cát trái phép là rất khó khăn, do đơn vị không có tàu thuyền chuyên dụng. Bên cạnh đó, hai bên bờ sông hai xã khác nhau nên khi tổ tuần tra đi kiểm tra bên này sông thì “cát tặc” lại qua bên kia sông để né tránh lực lượng chức năng.

Cùng với đó, công tác quản lí cũng gặp nhiều khó khăn khi các đơn vị khai thác và kinh doanh cát không xuất hóa đơn đỏ.

“Huyện chỉ quản lí phiếu, hóa đơn nên không nắm bắt và giám sát được số lượng thực tế của các công ty khi nhập vào và xuất ra so với thực tế. Hiện, đơn vị đã cắm mốc, khoanh vùng cấm khai thác cát và phối hợp cùng với các thôn, buôn giám sát, tuần tra”, vị Phó chủ tịch UBND huyện Krông Bông cho hay.

Cũng theo vị Phó chủ tịch này, tình trạng khai thác cát, gỗ trái phép diễn ra đã lâu như vậy mà không được xử lí thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về chính quyền xã.

“Chính quyền xã chưa kiên quyết trong việc xử lí các đơn vị khai thác trái phép. Bên cạnh đó, những người khai thác cát lậu vô cùng tinh vi nên việc phục kích bắt là rất khó khăn. Nhiều lần bị xử lí, các đơn vị khai thác trái phép còn đưa phụ nữ, con nít đến “thoát y” để phản ứng”, ông Long nói.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.