'Cát tặc' vẫn hoành hành, 'băm nát' bờ sông Krông Ana

Sau một thời gian trở lại buôn Mliêng, chúng tôi không khỏi xót xa khi chứng kiến thêm nhiều diện tích đất ở và đất canh tác của người dân ven sông Krông Ana bị “ăn mòn”.
cat tac van hoanh hanh bam nat bo song krong ana
Sau gần một tháng trở lại, khu vực cánh đồng buôn Mliêng trở nên sạt lở nghiêm trọng hơn. Ảnh: Trang Anh.

Xua đuổi nhiều lần, “cát tặc” vẫn lộng hành

Trong cùng kì tháng 3, chúng tôi đã có hàng loạt bài phản ánh về nạn khai thác cát trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt ở khu vực buôn Mliêng, xã Đắk Liêng, huyện Lắk.

Sau gần một tháng, trở lại buôn Mliêng, chúng tôi nhận thấy, nạn khai thác cát “vô tội vạ” không những không giảm mà còn diễn biến phức tạp hơn.

Theo quan sát của chúng tôi, những đoạn bờ sông đã bị sạt lở nay càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khu vực cánh đồng buôn Mliêng II mà người dân sử dụng để canh tác xuất hiện nhiều dấu hiện khai thác mới, đoạn sông bị "bẻ cong" mà mắt thường có thể dễ dàng nhận thấy.

Từng vạt đất, cát cứ nối nhau trôi tuột xuống dòng sông khiến nhiều diện tích cây trồng của người dân “chênh vênh” bên bờ vực thẳm.

Người dân ở khu vực này cho hay, những ngày gần đây, mặc dù vào mùa khô, nước cạn nhưng vẫn còn rất nhiều tàu khai thác cát lộng hành.

cat tac van hoanh hanh bam nat bo song krong ana
Nhiều tàu khai thác cát đâm thẳng vòi vào bờ hút cát. Ảnh: Trang Anh.

Bà Lường Thị M. (60 tuổi) cho biết, thời gian gần đây các tàu khai thác cát thường xuyên đâm vòi vào bờ hút. Mặc dù người dân đã ra tận nơi để nhắc nhở và xua đuổi nhiều lần, nhưng “cát tặc” bỏ ngoài tai, vẫn tiếp tục đâm vòi vào bờ hút cát.

“Trước đây, nhà bà cách sông xa lắm, nhưng giờ sông càng ngày càng tiến lại gần hơn. Tôi nói thì những người trên tàu bảo rằng: 'Sông của tôi, tôi hút'. Đất nhà tôi bị hút nhiều quá nên sập vào gần tới nhà rồi, chả biết sống ở đây được bao nhiêu ngày nữa”, bà M. xót xa nói.

Không những thế, mặc dù đã bị người dân phát hiện và đuổi đi nhiều lần nhưng các tàu cát vẫn “âm thầm” quay trở lại khi người dân rời khỏi.

Theo ghi nhận của chúng tôi, không chỉ các tàu không số hiệu của "cát tặc" hoành hành trên địa bàn thôn Mliêng, mà ngay cả doanh nghiệp có phép khai thác cát cũng ngang nhiên hoạt động sai quy định nghiêm trọng.

Điển hình, vào khoảng 15h30 chiều ngày 17/4, mặc dù tàu khai thác cát mang biển hiệu của Công ty CP VLXD Tây Nguyên bị người dân phát hiện và đuổi ba lần do đâm vòi vào bờ hút cát, nhưng khi chúng tôi vào nhà dân, tàu cát của công ty này lại quay trở lại nạo vét sát bờ sông.

Vì quá bức xúc nên một số người dân tại buôn Mliêng đã lên tận tàu hút cát để "nói chuyện phải trái". Lúc này, tàu cát mới chịu dừng hoạt động và chạy vào bến cát của công ty ở gần đó.

cat tac van hoanh hanh bam nat bo song krong ana
Mặc dù bị người dân xua đuổi nhiều lần nhưng các tàu khai thác cát vẫn thản nhiên quay trở lại hoạt động khi người dân đi nơi khác. Ảnh: Trang Anh.

Tại đây, một người tự xưng là quản lí ở bến cát đã xin lỗi người dân và nói rằng: “Nếu mọi người kiến nghị, không cho hút thì chúng tôi không hút nữa. Có gì khúc mắc cứ gặp tôi, chứ đừng nóng vội, mọi chuyện nó không hay. Một hai tàu cát nó cũng không giải quyết được gì...”.

Sau một lúc ồn ào, người dân mới chịu ra về còn chủ bến cát vẫn phân trần với chúng tôi rằng: “Do nước cạn, tàu của công ty muốn khơi dòng nên có hút một ít cát để thuyền dễ dàng di chuyển”.

Chính quyền cứ đi kiểm tra là "cát tặc" biết và "né" từ trước?

Mặc dù các tàu cát hoạt động công khai và thản nhiên đâm vòi vào bờ hút cát, nhưng khi chúng tôi hỏi người dân tình trạng này diễn ra lâu rồi tại sao chính quyền không vào cuộc.

Lúc này, với những cái lắc đầu ngao ngán, chị Cà Thị Ch. (SN 1970) cho biết, mỗi lần có tàu đâm vòi vào bờ hút cát, người dân đã gọi điện thông báo cho chính quyền địa phương, nhưng khi chính quyền xuống đến nơi thì tàu cát đã chạy ra giữa dòng hoặc đến khu vực khác.

cat tac van hoanh hanh bam nat bo song krong ana
Sau khi các tàu khai thác cát hút cạn kiệt dòng sông, nhiều đoạn bờ bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Trang Anh.

“Chúng tôi cũng không hiểu lí do tại sao hết lần này đến lần khác, cứ hễ chúng tôi báo cáo chính quyền, đến khi chính quyền xuống tới nơi thì các tàu cát đã rút đi nơi khác. Các tàu này cứ như đã biết trước việc chính quyền sẽ đi kiểm tra vậy”, chị Ch. bộc bạch.

Cũng theo chị Ch., người dân khu vực này phải bỏ cả công ăn việc làm để ở nhà để trông coi đất, vì sợ vắng người “cát tặc” đâm vòi vào bờ hút thì chẳng mấy chốc người dân không còn lấy "mảnh đất cắm dùi".

Trao đổi với chúng tôi, ông Ma Văn Hoàn, Chủ tịch UBND xã Đắk Liêng cho biết, chính quyền địa phương đã nhiều lần thành lập tổ tuần tra, kiểm soát, nhưng khi xuống đến địa bàn thì các tàu thuyền không còn khai thác nữa hoặc cho thuyền qua khu vực bên kia sông.

“Đơn vị cũng đã làm việc với Công ty Tây Nguyên và Sông Núi về việc khai thác cát trái phép, nhưng hai đơn vị này liên tục đổ trách nhiệm cho nhau và không thừa nhận hành vi đâm vòi vào bờ hút cát do không có bằng chứng”, ông Hoàn nói.

cat tac van hoanh hanh bam nat bo song krong ana ‘Cát tặc’ lộng hành, sông Krông Ana bị 'rút ruột' từng ngày

Cũng theo vị chủ tịch xã, vấn đề “cát tặc” lộng hành là vấn đề khó khăn và nan giải đối với địa phương trong nhiều năm qua. Mặc dù đơn vị đã kiến nghị lên huyện nhiều lần và tuyên truyền cho người dân không bán đất canh tác cho các doanh nghiệp khai thác cát, nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm.

“Trong thời gian tới, đơn vị sẽ thành lập đoàn kiểm tra đột xuất để bắt quả tang các đơn vị khai thác cát trái phép và sẽ có biện pháp xử lí nghiêm nếu đơn vị nào vi phạm.

Đồng thời, đơn vị sẽ mời các doanh nghiệp có tàu khai thác cát ở khu vực lên làm việc và làm cam kết không khai thác cát gần bờ. Cùng với đó, không để các tàu không phép, không biển hiệu khai thác cát tại khu vực này”, ông Ma Văn Hoàn khẳng định.

cat tac van hoanh hanh bam nat bo song krong ana 'Cát tặc' cho cả phụ nữ thoát y để phản ứng khi bị cấm

Vị Phó chủ tịch UBND huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) cho biết nhiều lần bị xử lí, các đơn vị khai thác trái phép ...

chọn
Cận cảnh khu đô thị hơn 3.113 tỷ đang mời đầu tư ở Đông Hội và Mai Lâm, Đông Anh
Hà Nội đang mời đầu tư dự án Xây dựng Khu đô thị mới G13 tại các xã Đông Hội và Mai Lâm, huyện Đông Anh với tổng chi phí thực hiện 3.113 tỷ đồng.