9X chuyển giới Cần Thơ làm cầu nối việc làm cho LGBT |
Những năm tháng đi học là khoảng thời gian đã khoét sâu vào tâm trí của Lưu Yến Nhi (tên thật Lưu Quang Vũ, SN 1998, Nam Định) một sự ám ảnh mà đến giờ đây cô bạn mỗi khi nhắc lại, đôi mắt vẫn đượm buồn.
Ngay từ khi những ngày còn rất nhỏ, Yến Nhi đã tự coi mình là một cô con gái. Không thích những trò chơi cùng các bạn nam hàng xóm, cô gái 9x chỉ quay quẩn trước tấm gương làm đẹp, mê mẩn một ngày được mặc những chiếc váy.
Lưu Yến Nhi. |
Ước mơ một ngày đi học trong bình yên
Ngay từ những năm cấp 2, Yến Nhi đã phải sống trong nỗi sợ hãi khi đến trường. Mỗi ngày đến lớp, đến trường là muôn vàn sự lo lắng và tổn thương. Từ bạn bè trong lớp đến những cậu bạn lớp bên cạnh đều gọi Yến Nhi bằng những từ ngữ kì thị.
Cô kể: “Các bạn nữ lâu dần cũng cảm thông. Còn các bạn nam lúc nào cũng gọi mình là đồ bê đê, rồi trêu chọc, nói tất cả các câu từ khủng khiếp nhất để nói mình.
Yến Nhi phải sống trong những năm tháng đi học bị bạn bè và thầy cô kì thị. |
Sợ nhất mỗi lần đi vệ sinh, đi bên nhà vệ sinh nam cũng khổ mà đến nhà vệ sinh nữ cũng chẳng xong. Một số bạn ác ý còn bảo: “Bố mẹ mày vô phúc mớ đẻ ra đứa như mày”. Mình chỉ biết khóc, biết sợ, rồi dần thành chai lì cảm xúc”.
Ở nơi trường học quê khi kiến thức về LGBT còn chưa được phổ cập, không chỉ bạn bè mà đến cả thầy cô cũng nghĩ Yến Nhi là bị bệnh. “Năm cấp 2, khi học môn sinh học, đến bài về giới tính, cả lớp lôi mình ra làm trò đùa cợt nhả. Cô giáo cũng không bênh mình và lại cho rằng mình bị bệnh. Các bạn càng lôi mình ra trêu chọc rồi bàn tán.
Năm cấp 3, chỉ vì mình khác biệt mà các bạn nam chọc thủng bánh xe đạp của mình. Thầy cô giáo liên tục nhắc nhở vì tội sống lệch lạc, nam không ra nam, nữ không ra nữ. Mình sợ đến nỗi mỗi lần bước ra cửa đi học phải lấy hết dũng khí bước đến trường”
7 năm đi học đã trở thành một cơn ác mộng với Yến Nhi. Ngay ấy, cô bạn 9x chỉ mong lớn thật nhanh đi làm, để không còn phải giáp mặt ai, không còn phải lắng nghe những lời trêu chọc.
Ám ảnh với sự kì thị của xóm làng
Đến trường đã như một cơn ác mộng, Yến Nhi còn phải đối mặt với cuộc sống tù túng, soi mói từ mọi người hàng xóm xung quanh. Sự thay đổi từ một chàng trai tóc ngắn sang cô gái mái tóc dài với chút son phấn đã khiến Yến Nhi trở thành tâm điểm của sự bàn tán và hỏi han.
“Lúc mình giả gái, các cô chú xung quanh hỏi: “Sao mày tự dưng mặc đồ con gái chụp ảnh vậy?”. Đến khi mình nuôi tóc dài, họ không nói gì chỉ cười cười và nói với mẹ.
Bức bối giới khiến bạn 'phát điên', đừng quên những cách giải tỏa dễ dàng dưới đây |
Khổ nhất là mẹ… Có người hỏi khi mình trả lời, họ đồng cảm. Có người hỏi theo kiểu tò mò rồi cười cợt. Mình vẫn nhớ nhất có lần một số người hỏi mẹ: 'Con mày là chuyển giới à? Sao con trai tự dưng mặc đồ con gái vậy? Sao mày không nói được nó? Không nói được thì đánh chết đi.' Mẹ chỉ khóc rồi nói: 'Em đánh chửi được con mà con bình thường thì em cũng đánh chửi'."
Trong bốn bức tường khép kín, mỗi khi đêm về, Yến Nhi chỉ biết khóc. Đôi lúc, cô oán trách cuộc sống nghiệt ngã, trách “bà mụ nặn nhầm” để cho cô phải sống trong lời chê tiếng trách, khiến cha mẹ cô sống một ngày chẳng giây phút bình yên.
Sau tất cả là sự ủng hộ của gia đình
Nhìn lại một chặng đường dài đã qua, dù bao lần rơi nước mắt, dù không ít lần nghĩ tới việc chấm dứt sự tồn tại của mình, Yến Nhi vẫn tự nhận mình quá may mắn vì có mẹ bên cạnh, có cả một gia đình yêu thương. Là một cô giáo mầm non, yêu thương chăm sóc con từ những ngày còn nhỏ, mẹ Yến Nhi hiểu con mình hơn ai hết.
Yến Nhi hạnh phúc vì được gia đình ủng hộ. |
Có một lần khi còn đang đi học, Yến Nhi có tình cảm với một bạn con trai. Mẹ cô nàng chỉ dặn dò: “Con đang có suy nghĩ lệch lạc đó, con cần phải chấn chỉnh lại suy nghĩ”. Sự quan tâm của mẹ khiến Yến Nhi cảm thấy cần phải sống tốt hơn nữa. “Mình hay tâm sự với mẹ về mọi chuyện. Dần dần mẹ cũng hiểu. Hồi đầu mẹ còn bị tác động bên ngoài, ai nói mẹ cũng bị lung lay ý chí. Đến bây giờ mẹ đã ủng hộ mình hoàn toàn”.
Nhớ lại giai đoạn mới come out, Nhi kể: “Đầu tiên, mình mặc váy thì mẹ bảo: ‘Thôi, mặc như bình thường như các bạn nam khác không mọi người lại bàn tán xì xèo. Nhưng mình nghĩ, điều quan trọng là sống cho bản thân chứ không thể quan tâm đến người khác được. Sau đó, mọi người cũng quen mắt, bố mẹ không còn gay gắt và hiểu mình hơn. Mẹ chỉ dặn mình gái hay trai đều phải sống tốt. Nếu sống tốt thì tất cả mọi người sẽ công nhận.”
Không chỉ nhận được sự ủng hộ từ mẹ, Yến Nhi còn được họ hàng đứng ra bênh vực khi quyết định công khai mình là chuyển giới. “Các bác trong họ còn ủng hộ trước cả bố mẹ. Chị gái mình ngày xưa biết mình có biểu hiện là con gái thì nhắc nhở. Sau này khi hiểu, chị thương hơn và hay giới thiệu với bạn bè 'đây là em gái tớ'."
Hiện tại, ngoài các hoạt động trong cộng đồng LGBT Nam Định, Yến Nhi cũng cố gắng học nghề. Cô bạn 9x mong muốn sẽ tự lo cho bản thân để gia đình không còn suy nghĩ, lo lắng.
(Ảnh: NVCC)
Cẩm nang chi tiết hành trình sang Thái Lan phẫu thuật của cô nàng chuyển giới 8x
Quá trình phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ, cá nhân cần phải có sức khỏe tốt, có thời gian sống và trải nghiệm ... |
Tường tận hành trình phẫu thuật ngực cho chuyển giới nam tại bệnh viện nổi tiếng nhất Thái Lan
Phẫu thuật ngực tại bệnh viện Yanhee, Thái Lan là một trong những lựa chọn của rất nhiều bạn chuyển giới nam tại Việt Nam. |