CEO Cushman & Wakefield Việt Nam: Còn rất nhiều cơ hội cho các khu đất ở Thủ Thiêm

Theo Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam Bùi Nguyễn Huyền Trang, bất động sản đóng góp mỹ quan cực kỳ lớn cho đô thị, kiến trúc thành phố, nâng tầm cho khu vực.

Sáng ngày 20/4, Báo Pháp Luật TP HCM phối hợp cùng Viện Kinh tế Xanh và Trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM tổ chức hội thảo "Đấu giá quyền sử dụng đất: Thực tiễn pháp lý và giải pháp".

Dưới góc nhìn nhà đầu tư nước ngoài, bà Bùi Nguyễn Huyền Trang, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, chia sẻ: “Chúng tôi cũng có báo cáo chuyên đề về lợi thế của TP HCM mang tầm khu vực và TP Thủ Đức tinh hoa. Việc chia tách đơn vị như vậy là khá tích cực".

Bà Bùi Nguyễn Huyền Trang.(Ảnh: Cushman & Wakefield).

Theo bà Trang, với dòng vốn FDI đang đầu tư vào thị trường Việt Nam thì còn rất nhiều cơ hội cho các khu đất ở Thủ Thiêm.

Lịch sử bất động sản ở TP HCM thường tập trung phân khúc nhà ở. Tuy nhiên, bà đánh giá bất động sản là mạch sống của nền kinh tế, đóng góp cho nền kinh tế chung của cả nước, bất động sản ở thành phố tinh hoa không chỉ dừng lại ở mảng nhà ở.

Giá đất ở TP HCM vẫn còn mềm so những thành phố khác trong khu vực. Ở TP HCM có rất nhiều nguồn vốn FDI, khi doanh nghiệp đầu tư ở Việt Nam, điều chúng tôi cần là một văn phòng với vị trí và quy mô xứng tầm.

Quy hoạch và chính sách đóng góp rất lớn  trong thu hút đầu tư trong khi hiện nay nguồn cung văn phòng, tiện ích cung ứng cho doanh nghiệp nước ngoài đang vào Việt Nam không nhiều.

“Chúng ta đang có sự e ngại khi nhà đầu tư không thực hiện được dự án khi trúng đấu giá. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam rất dồi dào, nhà đầu tư vài trăm triệu đô, hàng tỷ đô cũng nhiều nên việc xác định năng lực tài chính là không khó khăn gì”, bà Trang khẳng định.

Theo nữ tổng giám đốc, ngoài mạch sống của nền kinh tế, bất động sản còn đóng góp mỹ quan cực kỳ lớn cho đô thị, kiến trúc thành phố nâng tầm khu vực. Bên cạnh việc đánh giá năng lực tài chính chủ đầu tư cần đánh giá thêm về năng lực đóng góp kiến tạo mỹ quan đô thị.

Thị trường bất động sản Việt Nam đang phát triển, nhà đầu tư sẽ chấp nhận nhiều rủi ro vào những thị trường đang phát triển.

“Đa số các nhà đầu tư rót vốn vào các nước như Việt Nam là đang nắm lấy cơ hội nhìn xa hơn trong tương lai và họ chấp nhận rủi ro,” bà Trang chia sẻ.

“Một vài chủ đầu tư không cam kết đi đến cuối cùng khi trúng đấu giá có thể khiến chúng ta bị tổn thương, rất dễ dẫn đến khắt khe với nhà đầu tư tiếp theo, tôi rất lo ngại vấn đề này,” Tổng giám đốc Cushman & Wakefield nói.

Góp ý trong thời gian tới, bà Trang cho rằng thành phố nên xem xét lại tất cả các khu, lô đất đấu giá, xem lại tổng quan trong quy hoạch, đóng góp vào phát triển kinh tế ngoài mảng nhà ở, làm sao để hỗ trợ nhà đầu tư một cách tối ưu.

Bà Trang lấy ví dụ, dù các doanh nghiệp nước ngoài không có nhu cầu đi thuê, vào những năm 90, chính phủ Singapore vẫn xây rất nhiều tòa nhà văn phòng hàng tỷ USD để thu hút FDI vào, cạnh tranh với Malaysia. Những khu đất đó thành một điểm “hub” thu hút mạnh dòng vốn đầu tư vào Singapore.

Bà Trang cho rằng tiềm năng TP HCM rất khủng khiếp, cũng như Dubai có thể thu hút rất nhiều nhà đầu tư bằng các quy hoạch gần cảng, xây dựng hạ tầng cứng, hạ tầng internet và hạ tầng mềm, biến Dubai thành trụ sở của các tập đoàn lớn.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.