Giáo dục cần tập trung vào nguồn nhân lực
Chị vừa trúng học bổng Eisenhower. Điều gì khiến chị nghĩ họ đã chọn chị?
Đào Thu Hiền:
Ứng viên của chương trình Eisnhower mùa xuân năm nay đến từ 50 nước. Mỗi nước đề cử 2 người để cuối cùng hội đồng chọn ra 25 người. Tôi không biết mình được chọn cụ thể vì những tiêu chí gì. Tôi nghĩ rằng, các ứng viên khác cũng rất đặc biệt. Nhưng đây là một chương trình dành cho những lãnh đạo trẻ mà hội đồng nhìn nhận có thể tiếp tục lan toả ý tưởng và ảnh hưởng của mình để tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội.
Trong quá trình phỏng vấn tôi có thể cảm nhận được rằng hội đồng đã rất hào hứng với lĩnh vực giáo dục, là ngành hoạt động của tôi, và đánh giá cao ý tưởng nghiên cứu các mô hình đưa Kỹ năng Thế kỷ 21 vào trường học mà tôi đã đề xuất. Trong số những người Việt Nam đã từng nhận học bổng này, tôi là người đầu tiên đến từ lĩnh vực giáo dục. Tất cả những người phỏng vấn tôi đều đồng ý rằng giáo dục đang là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam.
Đào Thu Hiền trong một buổi làm việc tại trường phổ thông ở Phần Lan. Ảnh: Hạ Anh |
Chị học trường chuyên từ cấp 3, học 2 bằng thạc sĩ ở Mỹ. Mới đây, chị có chia sẻ rằng mình tiếc vì đã học nhiều và chơi quá ít ở thời phổ thông ấy. Thực tế là những gì đã qua của chị đang kiến tạo nên chị hôm nay. - đang hiện diện với nhiều thành công. Như vậy thì học nhiều ở phổ thông cũng rất đáng giá đấy chứ?
Đào Thu Hiền:
À vâng, tất nhiên là học nhiều cũng có cái tốt của nó. Tôi nghĩ rằng khi còn trẻ chúng ta học thực ra không phải để tích luỹ kiến thức vì kiến thức rồi cũng sẽ quên nếu không dùng tới. Tôi cho rằng mục tiêu chính của việc học khi còn trẻ là để nâng cao năng lực tri thức và kỹ năng làm việc. Vì thế có một chút áp lực học hành là cần thiết. Giống như luyện thép vậy, áp lực giúp chúng ta phát triển, rèn luyện và nâng cao năng lực. Điều này giúp ích cho chúng ta cả đời.
Việt Nam đang cấp tập làm đổi mới giáo dục từ trên xuống. Chị có quan sát và khuyến nghị gì cho quá trình này?
Đào Thu Hiền:
Đổi mới giáo dục luôn là một công cuộc to lớn và khó khăn. Kết quả của giáo dục không bao giờ có ngay. Chúng ta phải mất nhiều năm và có hệ thống đánh giá khoa học mới biết một chính sách hay mô hình mới có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, chúng ta phải dũng cảm, phải hành động và phải học hỏi những người đi trước để đưa ra các giải pháp dựa trên những phân tích, đánh giá khoa học.
Năm 2012 Đào Thu Hiền trở về nước, bắt đầu sự nghiệp với công ty GPA (Con đường vàng). Đến nay, công ty đã có 3 cổ đông ngoài nước.
Trong những cải tổ ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng nhà nước cần tập trung hơn vào vấn đề nhân lực: đào tạo giáo viên, quản lý và lãnh đạo, cũng như đưa ra những tiêu chuẩn và tiêu chí để đánh giá và phản hồi để liên tục bồi dưỡng họ. Ai cũng nhìn thấy con người là yếu tố tiên quyết, nhưng lại chưa có những nỗ lực nghiêm túc để thực sự thay đổi việc đào tạo nhân lực cho ngành giáo dục.
Xu hướng quốc tế hoá đang len lỏi sâu rộng vào giáo dục Việt Nam. Thị trường chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế ngày càng phát triển sôi động. Mới đây nhất là thí điểm đào tạo song bằng Cambridge tại 7 trường THCS công lập ở Hà Nội.
Giới nghiên cứu có quan sát rằng khi cả thế giới đang hướng về những giải pháp hạn chế tối đa khoảng cách giàu - nghèo, khu vực và thúc đẩy công bằng thì Việt Nam đang tự đưa mình vào những cái bẫy của toàn cầu hoá, quốc tế hoá và bị chúng ám ảnh. Là nhà giáo dục hoạt động thực tiễn, chị nghĩ sao về hiện tượng này?
Đào Thu Hiền:
Thực ra, hai mục tiêu này không nhất thiết phải xung đột với nhau. Nhà nước cần đảm bảo sự công bằng của người dân khi tiếp cận các dịch vụ xã hội qua các chính sách của quốc gia và địa phương. Còn khi xã hội phát triển và đời sống kinh tế của người dân được cải thiện, nhu cầu sẽ tăng theo.
Trong một nền kinh tế thị trường khi có cầu sẽ có cung. Nếu trường công không cung cấp các chương trình quốc tế thì trường dân lập hoặc các đơn vị dịch vụ tư nhân sẽ làm. Khi trường công muốn cạnh tranh với trường tư, họ sẽ phải tìm cách đáp ứng nhu cầu của người học.
Tất nhiên, chúng ta cần đảm bảo sự công bằng trong việc sử dụng kinh phí nhà nước cho các dịch vụ mang tính gia tăng. Còn việc chúng ta có đang dẫm chân vào cái bẫy của toàn cầu hoá hay không thì tôi nghĩ chúng ta không có lựa chọn nào khác là phải thay đổi để theo kịp một thế giới đang toàn cầu hoá. Nếu chúng ta làm tốt và đáp ứng nhu cầu thiết thực của xã hội, tôi chọn việc cứ làm, tới đâu cần điều chỉnh thì ta sửa, thay vì sợ sai mà không đổi mới.
7X: Thế hệ "lớn cùng" đất nước
Thế hệ sinh năm 1975 - cụm từ này có gợi cho chị ý nghĩa hay cảm xúc nào không, nhất là với một người từng lấy 2 bằng thạc sĩ ở Mỹ, có thời gian làm ở cơ quan hành chính công của Mỹ và gần như là người nhận học bổng báo chí đầu tiên từ trường Mỹ sau năm 1975. Hay đó chỉ là con số tình cờ của năm sinh?
Đào Thu Hiền:
Tôi luôn nói với các bạn nước ngoài khi còn ở Mỹ rằng tôi là “đứa con của hoà bình”. Bố mẹ tôi sinh ra tôi sau khi bố tôi hoãn đi tập kết miền Nam năm 1972 vì chiến tranh kết thúc.
Sinh ra ở thời điểm lịch sử và lớn lên trải qua 3 giai đoạn quan trọng của đất nước - bao cấp, đổi mới và hội nhập – là một điều tôi cho rằng vô cùng may mắn. Tôi và bạn bè cùng thế hệ được “lớn cùng” đất nước và vì thế biết mình bắt đầu từ đâu, đã vượt qua được những gì, để tự hào và khiêm nhường, nhưng vẫn có đủ tinh thần hội nhập để cảm thấy tự tin rằng mình có thể theo kịp bạn bè năm châu nếu mình nỗ lực. Nếu cho tôi chọn lại, tôi cũng sẽ vẫn chọn là thành viên của thế hệ 7X.
Chị thấy có những khác biệt thế hệ gì giữa 7X-8X và "thế hệ Z"?
Đào Thu Hiền:
Vì những điều ở trên tôi nghĩ rằng thế hệ 7x không chỉ là những người biết quí trọng cơ hội và sức lao động mà còn linh hoạt, cởi mở và mong muốn tìm tiếng nói chung với người khác. Điều này rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập vì nó mang lại cơ hội trong kinh doanh, giảm rủi ro trong quan hệ đối ngoại và giúp họ phát triển tốt trong giao lưu học thuật và văn hoá.
Phụ nữ ở độ tuổi của chị khi "tám chuyện" với nhau thường khuyên nhau về giáo dục con cái: Con gái làm gì thì làm nhưng tấm bằng đại học quan trọng nhất là một người chồng. Chị sẽ góp chuyện thế nào nếu ngồi trong những buổi nói chuyện như thế?
Đào Thu Hiền:
Thực ra, những người phụ nữ có quan điểm như thế này thường lại không phải là những người muốn dựa vào người khác. Ngược lại, có những người tôi biết vì quá năng lực nên họ không những có thể chủ động đi tìm bạn đời cho mình mà còn “quản lý” cả sự nghiệp của chồng sau này để tối đa hoá đầu tư(cười)
Nói vui vậy thôi chứ là người làm giáo dục, tôi không áp đặt quan điểm của mình vào người khác mà luôn cố gắng phân tích bản chất của vấn đề và chỉ ra các mặt của nó. Nhìn từ khía cạnh tích cực thì ưu tiên gia đình cũng là một lựa chọn đáng tôn trọng của người phụ nữ. Tôi nghĩ rằng phụ nữ hoàn toàn có thể và nên theo đuổi những vai trò quan trọng khác trong xã hội nếu họ muốn. Làm vợ và làm mẹ không phải là việc duy nhất họ có thể làm tốt.
"Con đường vàng... Tốt nghiệp ĐH Sư phạm ngoại ngữ, làm việc cho hãng tin AP tại Việt Nam, theo học truyền thông tại Trường ĐH Columbia (Mỹ), làm phóng viên ở Bờ Biển Ngà, Canada; học thạc sỹ chính sách công tại Trường Kennedy của ĐH Harvard. Sau đó chị có 6 năm làm việc cho văn phòng thị trưởng New York |
Xin cảm ơn chị về buổi trò chuyện!
Đại học HUTECH công bố 95,58% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp
Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) vừa công bố Đề án tuyển sinh chính thức năm 2018 đối với 38 ngành đào tạo trình độ ... |
Đại học Thương Mại tuyển sinh 3.800 chỉ tiêu trong năm 2018
Hiện tại, trường ĐH Thương mại đã công bố phương án tuyển sinh cũng như tổ hợp xét tuyển, điều kiện tuyển thẳng năm 2018 ... |
Chỉ tiêu năm 2018 và điểm chuẩn 3 năm gần nhất của ĐH Bách Khoa TP HCM
Thông tin về chỉ tiêu, phương thức xét tuyển, điểm chuẩn của ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh để thí sinh tham khảo khi ... |
Giáo dục 08:11 | 18/06/2018
Thời sự 02:04 | 06/06/2018
Giáo dục 06:50 | 26/05/2018
Giáo dục 00:11 | 20/05/2018
Giáo dục 10:33 | 18/05/2018
Giáo dục 14:30 | 25/04/2018
Giáo dục 10:01 | 08/04/2018
Giáo dục 00:15 | 04/04/2018