CEO Vietjet Air: Nữ tỉ phú tự thân và ước mơ máy bay giá rẻ cho người Việt

Với tài năng và bản lĩnh khác biệt, nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã đưa Vietjet trở thành hãng hàng không lớn thứ hai ở Việt Nam, giúp hàng triệu người có cơ hội được đi máy bay với giá rẻ.
 

Nữ CEO quyền lực

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội. Bà là một nữ doanh nhân, tỉ phú, hiện trên cương vị là tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank.

ceo vietjet air nu ti phu tu than va uoc mo may bay gia re cho nguoi viet

Sau khi học chuyên ngành Kinh tế và tài chính tại Nga vào những năm 1980, bà Thảo đã khởi nghiệp kinh doanh hàng hóa tại Đông Âu và châu Á. Bà quay lại Việt Nam và bắt đầu đầu tư vào ngân hàng, trước khi tham gia vào các dự án bất động sản lớn tại TP HCM và các khu nghỉ dưỡng ở miền Trung.

Theo giới thiệu trên Website của tập đoàn Sovico, doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo là Chủ tịch HĐQT- Cổ đông sáng lập của Tập đoàn Sovico Holdings; Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Hãng hàng không VietJet, đồng thời, là Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực HDBank. Bà là Cử nhân Kinh tế và Tín dụng - Ngân hàng, Tiến sỹ Kinh tế, Ủy viên sáng lập Viện Hàn lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên Bang Nga.

Năm 2017, bà Thảo đang nắm giữ 98 triệu cổ phiếu VJC với giá trị 12,318 nghìn tỉ đồng, Sunny Hướng Dương nắm giữ 69,7 triệu cổ phiếu VJC, tương đương 8,76 nghìn tỉ đồng. Đồng thời, bà Thảo còn gián tiếp nắm giữ cổ phiếu JVC thông qua Sovico và HDBank mà bà là thành viên HĐQT.

Tháng 12/2011, bà Nguyễn Thị Phương Thảo mở hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam mang tên Vietjet.

Ngày 8/3/2017, Forbes lần đầu tiên một nữ doanh nhân Việt Nam xuất hiện trong danh sách nữ tỉ phú tự thân trên thế giới do tạp chí Forbes công bố, đó là bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Trao hàng triệu cơ hội đi máy bay giá rẻ cho người Việt

Với tài năng và bản lĩnh khác biệt, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã đưa Vietjet trở thành hãng hàng không lớn thứ hai ở Việt Nam, giúp hàng triệu người có cơ hội đi máy bay.

Chỉ 5 năm sau ngày ra đời, VJC đã hoàn thành thương vụ IPO trên sàn giao dịch chứng khoán Sài Gòn, chiếm hơn 40% thị phần hàng không trong nước và đạt doanh thu 1,2 tỉ USD.

Tháng 9/2017, VJC là doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ 14 trên sàn chứng khoán Việt Nam, vượt qua những gương mặt đình đám khác trên sàn như Ngân Hàng Quân Đội (MBB), Bảo Việt (BVH), Thế Giới Di Động (MWG), Novaland (NVL)....

Năm 2017, VJC đạt gần 42.258 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng 53,7% và lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 4.755 tỉ đồng, tăng 75,9% so với năm 2016. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 4.527 tỉ đồng. Đội tàu bay của Vietjet năm 2017 đã tăng lên 51 tàu, sải cánh với 38 đường bay nội địa và 44 đường bay quốc tế.

ceo vietjet air nu ti phu tu than va uoc mo may bay gia re cho nguoi viet

Trong quý II/2018, VJC ghi nhận doanh thu vận tải hàng không đạt 8.588 tỷ đồng, tăng hơn 52% so với cùng kì năm 2017; lợi nhuận vận tải hàng không trước thuế đạt hơn 950 tỉ đồng, tăng 43,7%.

Cũng trong quý II/2018, VJC đã vận chuyển hơn 5,8 triệu lượt hành khách tăng 28%, trong đó 4,2 triệu lượt khách nội địa tăng 12,7%, và hơn 1,6 triệu lượt khách quốc tế tăng 96% so với cùng kì năm 2017.

Lũy kế 6 tháng từ đầu năm 2018, doanh thu vận tải hàng không của VJC đạt 16.478 tỉ đồng, tăng 52,6% so với cùng kì.

Lợi nhuận vận tải hàng không đạt 1.686 tỉ đồng, tăng 53,4%, và hoàn thành 56,2% kế hoạch năm. Qua đó, góp phần giúp tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 đạt 21.197 tỉ đồng, tăng 29% so với cùng kì. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.378 tỉ đồng, tăng 26%.

Mới đây, VJC đã khai trương ba đường bay kết nối Việt Nam - Nhật Bản, góp phần tăng trưởng du lịch, kinh tế và giao thương giữa hai nước và trong khu vực.

Theo kế hoạch, VJC sẽ khai thác ba đường bay giữa Nhật Bản và Việt Nam liên tục trong ba tháng tới, bao gồm đường bay Hà Nội-Osaka từ ngày 08/11/2018, đường bay TP HCM- Osaka từ ngày 14/12/2018 và đường bay Hà Nội- Tokyo từ ngày 11/01/2019. Các đường bay đều được khai thác thường lệ mỗi ngày.

Năm 2017, tạp chí Forbes đã công bố danh sách các nữ tỉ phú USD trên thế giới với tổng cộng 56 gương mặt (so với 42 người năm 2016). Trong đó, lần đầu tiên Việt Nam và Nhật Bản có một nữ tỉ phú.

ceo vietjet air nu ti phu tu than va uoc mo may bay gia re cho nguoi viet

Đến ngày 20/3, trong danh sách The World’s Billionaires cập nhật định kì hàng năm về các tỉ phú đô la trên toàn thế giới, bà Thảo đã chính thức góp mặt, đứng ở vị trí 1.678.

CEO Vietjet là tỉ phú thứ hai của Việt Nam góp mặt trong danh sách tỉ phú của Forbes sau Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng.

Trước đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO VietJet - được tạp chí Forbes vinh danh là nữ tỉ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam với tài sản 1,2 tỉ USD.

Đặc biệt, trong năm 2018, bảng xếp hạng tỉ phú USD thế giới được tạp chí uy tín Forbes công bố đã một lần nữa vinh danh bà Nguyễn Thị Phương Thảo với khối tài sản ròng lên tới 2,8 tỉ USD.

Cập nhật mới nhất từ tạp chí danh tiếng Forbes (11/10) cho thấy, sau 7 tháng được vinh danh, khối tài sản ròng của bà Thảo đã tăng lên 3,1 tỉ USD (tăng 0,3 tỉ USD). Như vậy, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là tỉ phú USD đứng thứ hai Việt Nam, xếp hạng 766 thế giới.

ceo vietjet air nu ti phu tu than va uoc mo may bay gia re cho nguoi viet CEO Vietjet được vinh danh 'Doanh nhân Đông Nam Á tiêu biểu'

Giải thưởng ghi nhận những đóng góp của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet trong việc kết nối kinh tế, thương mại ...

ceo vietjet air nu ti phu tu than va uoc mo may bay gia re cho nguoi viet Tỷ phú Phương Thảo lại thăng hoa, Bầu Hiển giàu nhanh nhân đôi túi tiền

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo chứng kiến Viet Jet Air thăng hoa bất chấp những sự việc ồn ào, trong khi đó ông ...

ceo vietjet air nu ti phu tu than va uoc mo may bay gia re cho nguoi viet Forbes: Bà Phương Thảo lọt top 1.000 người giàu nhất thế giới

Với 2,4 tỷ USD tài sản ròng đang sở hữu, nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã gia ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.