Những 'nữ tướng' truyền cảm hứng thành công cho Vietjet

Bốn "nữ tướng" của Vietjet đóng vai trò dẫn dắt, truyền cảm hứng và đưa hãng hàng không lên vị trí dẫn đầu về lượng khách tại Việt Nam.

"Cặp đôi hoàn hảo" nữ Chủ tịch và Tổng giám đốc

Nói đến Vietjet, hai cái tên được biết đến nhiều nhất là bà Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc. Hai vị "nữ tướng" được mệnh danh là "cặp đôi hoàn hảo" khi đã lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp nhịp nhàng, với tinh thần "nghĩ lớn, làm lớn, thắng lớn" ở cả trong và ngoài nước.

Bà Nguyễn Thanh Hà là một trong những thành viên sáng lập và được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietjet vào năm 2007. Bà là chuyên gia, nhà quản lí dày dặn kinh nghiệm trong ngành hàng không Việt Nam. Trước khi tham gia Vietjet, bà Thanh Hà đảm nhiệm chức Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.

Là người kín tiếng với giới truyền thông, bà Hà giản dị, nhẹ nhàng nhưng luôn tràn đầy nhiệt huyết. Bà chính là người đã chọn màu quốc kì cùng ngôi sao vàng 5 cánh làm màu biểu tượng cho tàu bay Vietjet, tiếp nối truyền thống của một gia đình quân nhân.

Những 'nữ tướng' truyền cảm hứng thành công cho Vietjet - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch HĐQT Vietjet.

Có thâm niên gắn bó lâu dài với hàng không, bà Thanh Hà cũng như tất cả thành viên của Vietjet đều luôn "cháy" với quyết tâm đưa Vietjet trở thành hãng hàng không tiên phong, đem lại cơ hội bay cho mọi người dân, góp phần vào sự phát triển của hàng không Việt Nam. 

Bà Thanh Hà đồng thời là Chủ tịch Ủy ban An ninh, Ủy ban Nhân sự Vietjet, cũng là người chủ trì Ủy ban Khẩn cấp phòng chống dịch Covid-19 của hãng hàng không này. Chủ tịch HĐQT Vietjet từng khẳng định: "Chúng tôi tin tưởng có một tương lai tốt đẹp ở trên không trung, trên những cánh bay và chúng tôi luôn nỗ lực để tương lai ấy đến gần hơn".

Cùng bà Hà trên hành trình đưa Vietjet chinh phục những thách thức là "Madame Thảo" - danh xưng mà đồng nghiệp và cấp dưới dành cho bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng Giám đốc, đồng thời là một trong những sáng lập viên của Vietjet.

Trở thành triệu phú USD từ năm 21 tuổi, sau đó, CEO Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành nữ tỉ phú tự thân đầu tiên lập hãng máy bay. Đến nay, bà đã bốn lần liên tiếp được tạp chí Forbes bầu chọn vào danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới và là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này.

Những 'nữ tướng' truyền cảm hứng thành công cho Vietjet - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet.

Mặc dù vậy, người phụ nữ gốc Hà hành luôn cho người đối diện cảm giác thân thiện, gần gũi, không cảm thấy đứng trước một trong những tỉ phú lớn nhất Việt Nam.

"Chính bởi sự chân tình, dung dị ấy, bà Phương Thảo thường muốn được gọi là 'chị', gần gũi, tự nhiên hơn so với cách gọi 'madame' trịnh trọng", một nhân viên Vietjet cho hay.

Bà Thảo còn được nhiều người nể phục bởi năng lực làm việc không mệt mỏi. Bà thường xuyên làm việc đến 2h sáng và thức dậy vào lúc 5h. Nhân viên Vietjet kể, có một lần bà Thảo nhận được câu hỏi "Tiền nhiều để làm gì?". Bà đã trả lời: "Tiền nhiều để hiện thực hóa những ước mơ cao đẹp và giúp đỡ được nhiều người hơn".

"Bà Thảo thường chia sẻ rằng phụ nữ cần có đức hi sinh, sự nhẫn nại và lòng bao dung, để cùng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, hướng tới sự toại nguyện trong cuộc sống", một nhân viên thường tiếp xúc với bà Thảo nói.

Những nữ lãnh đạo truyền cảm hứng

Sát cánh cùng nữ Chủ tịch và Tổng giám đốc Vietjet còn có hai "phó tướng" là Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Thúy Bình và Phó Tổng giám đốc Hồ Ngọc Yến Phương.

Những 'nữ tướng' truyền cảm hứng thành công cho Vietjet - Ảnh 3.

Phó Tổng giám đốc Vietjet, bà Nguyễn Thị Thúy Bình.

Bà Thúy Bình là một phụ nữ gốc Hà Nội, phụ trách chiến lược phát triển thương mại và mở rộng thị trường, phát triển giá trị thương hiệu của hãng hàng không này trên thị trường trong nước và quốc tế. Bà Thuý Bình còn là Chủ tịch Vietjet Thailand - một hãng hàng không do Vietjet liên danh thành lập tại Thái Lan.

Nói về sự thành công của Vietjet, bà Thúy Bình tiết lộ sự khác biệt, đột phá của hãng hàng không này chính là ở cách nhìn nhận thị trường.

"Chúng tôi nhìn thị trường giống như nhìn vào một cốc nước. Chúng tôi không nhìn vào phần cốc nước đã có bao nhiêu mà nhìn vào phần cốc nước còn có thể rót thêm bao nhiêu nữa. Với 100 triệu dân, mới chỉ 1% người dân Việt Nam sử dụng phương tiện hàng không thì còn 99% dư địa là của Vietjet", bà Thúy Bình chia sẻ.

Trong khi đó Phó Tổng giám đốc Hồ Ngọc Yến Phương phụ trách một trong những lĩnh vực quan trọng là tài chính. Bà Yến Phương có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, đặc biệt trong điều tiết và quản trị nguồn vốn, xây dựng hệ thống quản trị tài chính - ngân sách, quản lí kế toán và kiểm toán nội bộ.

Những 'nữ tướng' truyền cảm hứng thành công cho Vietjet - Ảnh 4.

Phó Tổng giám đốc Vietjet, bà Hồ Ngọc Yến Phương.

Bà Yến Phương cho biết: "Người Vietjet" luôn đầy nghị lực, kiên trì bám đuổi mục tiêu đề ra, bằng tình yêu nghề và sự tự hào mang cơ hội bay đến cho hàng triệu người.

"Vietjet sẽ tiếp tục chinh phục những bầu trời mới, lan tỏa những ước mơ, niềm tin vào tương lai của đất nước, con người Việt Nam", bà Yến Phương khẳng định.

Sự thành công của bốn "nữ tướng" đã truyền cảm hứng cho mọi thành viên Vietjet, đã giúp nhiều thành viên nữ vươn lên nắm giữ các vị trí chủ chốt trong công ty này, hay thành công ở những vị trí tưởng như chỉ dành cho nam giới như nghề phi công.

Để làm được điều đó, bà Phương Thảo cho biết: "Chúng tôi khơi gợi cảm hứng nỗ lực trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, đồng thời biến tính lương thiện và các hoạt động thiết thực hướng đến cộng đồng trở thành một phần đời sống của doanh nghiệp".


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.