Cha bỏ đi, mẹ mù lòa, nữ sinh học giỏi 'ngập ngừng' trước ước mơ trở thành cô giáo

Cha bỏ đi, mẹ mù lòa, đã có lúc Tú dường như muốn bỏ ước mơ làm cô giáo để bươn chải kiếm tiền nuôi mẹ. Giờ đây đăng ký tuyển sinh vào trường CĐ Sư phạm nhưng Tú đang lo ước mơ trở thành cô giáo của mình khó thành hiện thực.

Đó là hoàn cảnh của em Thị Cẩm Tú (SN 2000, học sinh lớp 12A3, trường THPT Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang).

Mẹ mù, nhà nghèo nhưng vẫn học rất giỏi

Đi qua hơn 3km trên con đường lầy lội khó đi bởi có nhiều kênh rạch và cầu hẹp, chúng tôi đến được ngôi nhà nhỏ của Tú ở tổ 4 ấp An Thuận.

Hình ảnh chúng tôi bắt gặp là lúc Tú đang đứng chải đầu cho người mẹ bị mù. Qua ít phút trò chuyện, chúng tôi biết được chị Thị Cẩm Vân (47 tuổi, mẹ của Tú) bị tật mắt bẩm sinh. Từ nhỏ mắt chị đã nhìn không rõ, chừng hơn 4 năm gần đây thì mù hẳn.

Gia đình chị rất nghèo. Sau khi lập gia đình chỉ được cha mẹ cho 2 công đất ruộng để tìm kế sinh nhai. Ba đứa con liên tiếp ra đời, gia đình bắt đầu lâm vào cảnh khó khăn. Không chịu nổi cảnh túng thiếu, nợ nần, khi Tú chưa tròn 3 tháng tuổi, cha em đã bỏ mẹ con em mà đi đến nay không biết tin tức.

Một mình chị Vân phải vất vả để nuôi 3 đứa con thơ. Hai đứa lớn phải bỏ học sớm vì gia đình khó khăn, riêng Tú vì là con út, học giỏi lại được nhà trường quan tâm nên mới cho học đến lớp 12.

cha bo di me mu loa nu sinh hoc gioi ngap ngung truoc uoc mo tro thanh co giao

Dù cha bỏ đi từ nhỏ, mẹ mù lòa nhưng nhiều năm học qua, Tú luôn là học sinh khá, giỏi

Không phụ sự hi sinh và kỳ vọng của mẹ, Tú học rất giỏi, 12 năm liền đều đạt học sinh khá - giỏi. Đặc biệt từ lớp 1 đến lớp 9 em đều đạt học sinh giỏi. Ngoài ra, em còn tham gia đầy đủ các phong trào của nhà trường và đạt nhiều giải cao. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2017 - 2018 em đạt giải Ba môn Lịch sử.

Kể về số phận gia đình mình, chị Vân rưng rưng nước mắt: “Từ khi cha nó bỏ đi, một mình tôi phải làm thuê nuôi 3 đứa nhỏ, có hôm thiếu sữa phải cho con Tú uống nước cơm pha đường, vậy mà nó cũng thông minh học giỏi.

Bây giờ đứa con gái lớn thì theo chồng, thằng thứ ba thì đi làm ở Bình Dương. Năm trước nhà lá sập sệ, dột khắp nơi, có hôm Tú đi học, ở nhà trời mưa dột ướt hết tập sách của nó, tội lắm!”.

cha bo di me mu loa nu sinh hoc gioi ngap ngung truoc uoc mo tro thanh co giao

Ngoài việc học hành, Tú tranh thu thời gian cáng đáng hết mọi việc trong nhà để đỡ đần mẹ.

“Hôm tết thằng anh nó về dành dụm được hơn chục triệu mới mua tôn lợp lại mái nhà cho đỡ dột và làm lại bức vách, còn thiếu nợ người ta gần chục triệu, đi làm nữa rồi trả từ từ”, chị tiếp lời.

Nhìn chúng tôi, nước mắt chảy hai hàng, em Tú kể: “Năm em học lớp 9, thì mẹ không còn nhìn thấy nữa, thương mẹ, lại thấy hoàn cảnh gia đình nghèo, theo học chắc cũng không đến đâu, nên em quyết định nghỉ học để ở nhà làm thêm kiếm tiền và chăm sóc mẹ. Lúc đó nhờ các thầy cô ở trường đến động viên giúp đỡ em trở lại trường”.

Lo dang dở ước mơ thành cô giáo

Khi hỏi về ước mơ của mình, Tú cho biết lớn lên em muốn làm cô giáo vì theo em: “Em còn đi học đến ngày hôm nay là nhờ tình yêu thương và giúp đỡ rất nhiều của thầy cô. Vì thế em rất thích làm cô giáo để được dạy dỗ và giúp đỡ lại những hoàn cảnh khó khăn như em.

Nhưng có lẽ đó chỉ là ước mơ thôi, vì hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn. Phiếu đăng ký thi Đại học Cao đẳng của em chỉ có 1 nguyện vọng duy nhất là sư phạm Sử-Địa trường CĐ Sư phạm Kiên Giang, nhưng ước mơ đó chắc khó lắm.

Nếu thi đậu không biết tiền đâu mà đi học. Lo nhất là mẹ không thấy đường, không ai chăm sóc, thi THPT quốc gia xong có lẽ em xin vô làm công nhân công ty may, ngày đi làm, tối về với mẹ”.

cha bo di me mu loa nu sinh hoc gioi ngap ngung truoc uoc mo tro thanh co giao

Tú chia sẻ: Bao năm qua em có điều kiện học hành là nhờ các thầy cô giúp đỡ rất nhiều nên em muốn trở thành cô giáo để có cơ hội giúp đỡ lại các bạn có hoàn cảnh khó khăn như em

Khi chia tay ra về, chị Vân níu tay chúng tôi lại và nói: “Đời tôi đã khổ rồi, tôi chỉ muốn con tôi được học hành tới nơi tới chốn, nếu nó được đi học, tôi tự lo cho mình được, chỉ mong cho nó tự lo đủ chi phí để đi học Sư phạm, thực hiện trọn vẹn ước mơ của nó”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Quốc Thông - trưởng ấp An Thuận cho biết: “Chị Vân thuộc diện người khuyết tật nặng, từ năm 2018 chị được hưởng trợ cấp theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013, hệ số 2, mức trợ cấp mỗi tháng là 540.000 đồng. Đồng thời, gia đình chị Vân thuộc dạng khó khăn trong ấp, nhưng các con của chị đều trong độ tuổi lao động nên gia đình không thuộc diện hộ nghèo”.

cha bo di me mu loa nu sinh hoc gioi ngap ngung truoc uoc mo tro thanh co giao

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Tú đang lo ước mơ trở thành cô giáo của mình khó thành hiện thực.

Nhận xét về em Tú, thầy Nguyễn Văn Minh (giáo viên chủ nhiệm lớp 12A3) chia sẻ: “Tuy Tú không có điều kiện để đi học thêm như những học sinh khác, nhưng bằng nỗ lực của bản thân, em đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành tích cao trong học tập. Tú là tấm gương sáng để cho các bạn khác trong lớp và cũng như học sinh trong trường noi theo”.

Còn thầy Nguyễn Văn Hương - trưởng ban Khuyến học của trường cho biết: “Em Tú có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, em rất chăm ngoan và học rất giỏi, nhà trường cũng tạo mọi điều kiện trong phạm vi có thể để giúp em học hết THPT, còn việc giúp đỡ hơn nữa thì rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức lớn hơn, vì nhà trường vẫn còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ”.

cha bo di me mu loa nu sinh hoc gioi ngap ngung truoc uoc mo tro thanh co giao Năm 2018 cả nước cần tuyển 59.000 giáo viên

Bộ GDĐT đã thực hiện khảo sát, thống kê về nhu cầu sử dụng giáo viên trong 5 năm tới của tất cả tỉnh thành ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.