Chiều ngày 25/7, tại buổi giao ban thông tin báo chí Thành ủy Hà Nội, Thượng tá Lê Khắc Sơn, Phó phòng cảnh sát hình sự (PC45), Công an TP Hà Nội đã thông tin về công tác phòng chống mua bán người trên địa bàn TP. Hà Nội.
Thượng tá Sơn cho biết, việc tung tin nhảm nhí, bịa đặt trên facebook khiến ngay cả bản thân ông cũng không khỏi lo lắng (Ảnh CTV) |
Theo đó, Thượng tá Sơn cho biết, tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn TP, có nhiều tiềm ẩn phức tạp do người dân từ các tỉnh đổ về ngày càng tăng, số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, nhạy cảm về an ninh trật tự, như: Vũ trường, quán bar, karaoke, nhà nghỉ... tăng cao, từ đó kéo theo nhiều vấn đề.
Thượng tá Sơn chia sẻ, trong 3 năm gần đây, Công an TP. Hà Nội đã khám phá, điều tra xử lý 2 vụ mua bán trẻ em, 5 vụ mua bán người, bắt giữ 10 đối tượng, xác định 14 nạn nhân,...
Chia sẻ về việc hai người phụ nữ đi bán tăm bị đánh oan do nghi bắt cóc trẻ em xảy ra ở huyện Sóc Sơn, Thượng tá Sơn cho hay, Công an TP đã giao cho Công an huyện Sóc Sơn điều tra xử lý.
Hiện nay, cơ quan điều tra tiếp nhận nhiều vụ liên quan đến buôn bán người phức tạp, cán bộ phòng PC45 cũng cảm thấy “không khỏi lo lắng” trước những tin đồn thổi, bịa đặt trên facebook trong thời gian gần đây. Một số đối tượng đã bị công an Hà Nội vào cuộc xử lý.
Dẫn chứng sự việc cháu bé ở Quảng Bình mất tích, Thượng tá Sơn cho hay, đơn vị cũng xử lý tin đồn trên facebook khi có người cho rằng một đôi vợ chồng đèo cháu bé nghi vấn đi trên đoạn đường ở Hà Nội.
Vào cuộc điều tra, cơ quan công an xác định, người tung tin là một phụ nữ. Tuy nhiên, cháu bé trong ảnh là con của đôi vợ chồng này. Do cháu không được bố mẹ mua đồ chơi nên khi đi trên xe cháu đã quấy khóc làm người này hiểu lầm cháu bị bắt cóc.
“Khi thấy cháu bé khóc, chị này đã đề nghị 1 tổ công tác CSGT giữ lại. Sau đó, qua hỏi han thì được biết cháu khóc là do bố mẹ không chịu mua đồ chơi cho”, Thượng tá Sơn thông tin.
Theo lãnh đạo PC45 Hà Nội, thủ đoạn của các đối tượng buôn bán người chủ yếu lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân ở vùng nông thôn, những người không có việc làm, hoàn cảnh khó khăn… để chủ động làm quen rồi dùng những lời nói đường mật, hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao, rủ đi chơi, mua sắm để lừa bán vào các động mại dâm trá hình tại Việt Nam hoặc nước ngoài (chủ yếu là sang Trung Quốc) để làm gái mại dâm.
Ngoài ra, một số đối tượng sử dụng mạng internet, điện thoại… để lừa gạt học sinh, sinh viên hay thiết lập các đường dây hoạt động mại dâm dưới hình thức gái gọi qua mạng và tổ chức các chuyến “du lịch tình dục” xuyên quốc gia…
Chia sẻ với báo chí về thông tin bé gái Nguyễn Minh Châu (4 tuổi, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) mất tích bí ẩn nhiều tháng nay hiện vẫn chưa có thông tin, Thượng tá Lê Khắc Sơn cho biết: "Sau khi nhận được thông tin cháu bé mất tích, cơ quan công an đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ để tìm kiếm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông tin gì. Đến thời điểm hiện tại cũng chưa thể khẳng định cháu Châu bị bắt cóc hay làm sao".
Bác thông tin bắt cóc, đánh đập trẻ em ở Cao Bằng
Chủ tịch xã Quang Trung (Hòa An, Cao Bằng) khẳng định, thông tin bắt cóc trẻ em ở xóm 8 của xã Quang Trung là ... |