Theo Grab, thời gian diễn ra chương trình đảm bảo doanh thu bắt đầu từ ngày 4/2/2019 đến ngày 10/2/2019 tức từ 30 âm lịch đến mùng 5 Tết âm lịch áp dụng cho các tài xế GrabCar 4 chỗ, GrabCar 7 chỗ, GrabCar Plus, GrabShare và Grab doanh nghiệp trọng địa bàn TP HCM.
Cụ thể, chương trình đảm bảo doanh thu sẽ hỗ trợ tài xế trong dịp Tết lên đến 60.000 đồng/cuốc.
Ngày 30 Tết, mùng 4 Tết và mùng 5 Tết tài xế được đảm bảo doanh thu 40.000 đồng/cuốc, đặc biệt vào những ngày đầu năm như mùng một, mùng hai và mùng ba Tết, số tiền tài xế sẽ nhận được đó là 60.000 đồng/cuốc.
Điều kiện để nhận được hỗ trợ đó là hoàn thàng 4 cuốc xe trong một ngày và tỉ lệ hoàn thành lớn hơn hoặc bằng 65% chuyến xe trong một ngày.
|
Ngay khi nhận được thông tin về chương trình hỗ trợ Tết của Grab, nhiều tài xế đã bày tỏ quan điểm của mình trên các diễn đàn mạng xã hội, tuy nhiên lại có rất nhiều phản hồi không tốt về chương trình này.
Anh Hoàng Tiến Vinh, tài xế, chia sẻ: “Tôi thấy chương hỗ trợ này của Grab hơi ít, đảm bảo 60.000 đồng ngày Tết rồi lại nhân giá gấp hai đến ba lần đã quá số đó rồi, đưa ra chương trình cho có lệ thôi chứ những ngày này thì sẽ rất ít cuốc nhỏ, sẽ rất khó nhận được hỗ trợ”.
Bên cạnh đó rất nhiều tài xế tỏ vẻ không quan tâm về chương trình hỗ trợ này vì họ quan niệm Tết là phải quây quần bên gia đình, không muốn đi làm trong dịp quan trọng này.
Tuy nhiên nhiều người lại đồng tình với chương trình hỗ trợ này vì không dịp Tết sẽ có nhiều thời gian rảnh, nên có thể bật App những lúc rảnh kiếm thêm thu nhập.
Anh Vũ Mạnh, tài xế, tâm sự với những tài xế có kinh nghiệp thì có thể nhận ra ngay, trong dịp Tết số lượng tài xế ít nên chắc chắn giá cước sẽ tăng, như năm trước 2km đến 3km nhưng giá nhân lên 100.000 đồng nên tôi cũng không cần đảm bảo thu nhập, hỗ trợ được phần nào hay phần đấy”.
Trước đó, Grab cũng đã mở trận cho vay tiêu dùng, theo báo Nhịp cầu đầu tư, năm 2019 sẽ là năm các ứng dụng fintech (các công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính) tham gia thị trường cho vay tiêu dùng và dẫn đầu xu hướng này không ai khác hơn là Grab.
Thông qua các siêu ứng dụng, nơi khách hàng có thể đặt xe, thanh toán và mua sắm trực tuyến, các công ty như Grab có thể tính toán được thu nhập bình quân hằng tháng của người sử dụng và đưa ra gói vay với mức lãi suất hấp dẫn hơn nhóm các công ty tiêu dùng hiện nay.
Grab muốn lấp đầy khoảng trống này bằng tiềm lực về tài chính, công nghệ và dữ liệu. Nhưng cho vay và chuyển tiền là vấn đề nhạy cảm đối với nhiều quốc gia và được quản lý chặt chẽ bởi luật pháp.
Đó là lý do Grab phải mua lại Moca để có giấy phép là đơn vị thanh toán trung gian. Tuy nhiên, để cho vay, Grab buộc phải liên kết với một ngân hàng trong hoặc ngoài nước.
Go-Viet vừa thu chiết khấu giảm thưởng, ngay lập tức Be tăng thưởng thu hút tài xế
Cùng trong một ngày 21/1, cả hai ứng dụng gọi xe mới xuất hiện tại Việt Nam đồng loạt đưa ra chương trình thưởng mới ... |
Go-Viet chính thức giảm thưởng, thu chiết khấu của tài xế sau gần nửa năm 'chạy' miễn phí
Hãng gọi xe Go-Viet đã chính thức áp dụng thu phí dịch vụ ở mức 20% và giảm tiền thưởng từ ngày 21/1, nhằm cạnh ... |
Sau Grab, tài xế Be được hỗ trợ 15.000 đồng khi khách hủy chuyến
Mới đây, Be đã chính thức đưa ra chương trình ‘hỗ trợ chuyến xe đón xa bị hủy’ lên tới 15.000 đồng cho tài xế ... |