Chị em tranh cãi việc ăn Tết ở nhà nội hay ngoại và quan điểm ‘xuất giá tòng phu’ liệu có còn đúng?

Khi một cái Tết nữa lại đang cận kề, ngoài chuyện chi tiêu, mua sắm, chị em phụ nữ vẫn bàn cãi không hồi kết về chuyện ăn Tết ở đâu?
chi em tranh cai viec an tet o nha noi hay ngoai va quan diem xuat gia tong phu lieu co con dung Mẹ trang trí nhà siêu lung linh tặng con gái nhân dịp Noel
chi em tranh cai viec an tet o nha noi hay ngoai va quan diem xuat gia tong phu lieu co con dung Làm đẹp nhà đón năm mới bằng tranh gốm, nét đẹp đậm hồn Việt

Sắp Tết, chị em phụ nữ lại xoay quanh câu chuyện: Tết này về nhà nội hay nhà ngoại. Câu chuyện “làm dâu” vẫn chưa bao giờ cũ. Nhất là những người phụ nữ lấy chồng xa, vẫn “chịu đựng”, “ngậm ngùi” khi chiều theo ý muốn của nhà chồng. Bên cạnh đó, có nhiều người vẫn nghĩ rằng, “xuất giá tòng phu”, “phận” phụ nữ, phận làm dâu cần phải làm tròn trách nhiệm với nhà chồng…

Chị em tranh cãi “gay gắt” vì bất đồng quan điểm

Câu chuyện ăn Tết ở nhà nội hay ngoại luôn là đề tài tranh luận chưa có hồi kết. Các chị em mỗi người có một quan điểm khác nhau và cũng chưa có Tết năm nào, việc ăn Tết ở nhà nội hay ngoại được “đồng thuận”. Có rất nhiều quan điểm trái chiều khiến các chị em, bố mẹ chồng hay bố mẹ đẻ, thậm chí cả những ông chồng khi đọc được những chia sẻ “thầm kín”, những nỗi lòng riêng tư của các chị em có lẽ cũng cần nhìn lại một chút về cuộc sống của gia đình mình.

Chị Lương Lê có quan điểm khá thẳng thắn: “Ở thời đại 2018 rồi vẫn còn những người có quan điểm như thời phong kiến. Có những người vẫn thấy khó chịu khi mình thường xuyên về nhà ngoại và cho rằng, lấy chồng rồi thì phải theo chồng, về ngoại làm gì mà về lắm. Với mình, dù đã lấy chồng nhưng bố mẹ mình chăm sóc cho mình lớn, dù khắc khẩu nhưng đó vẫn là người nuôi, mang nặng đẻ dau, các chị yêu con mình như thế nào thì bố mẹ các chị cũng vậy. Làm cha làm mẹ rồi, thấy hiểu cho bố mẹ mình chứ”.

Chị Pha Nguyễn bày tỏ: “Ngày xưa lấy chồng là ăn ở nhà chồng, cày ruộng trồng lúa trên đất nhà chồng, phụ thuộc nhà chồng hoàn toàn. Lúc cưới hỏi nhà gái cũng thách cưới vòng vàng trâu bò… nên con gái mới gọi là “gả con, bán con”. Giờ hai vợ chồng yêu nhau rồi cưới nhau, dù về chung một nhà nhưng cần có sự công bằng cho cả hai bên nội ngoại thì gia đình mới thực sự êm ấm”.

chi em tranh cai viec an tet o nha noi hay ngoai va quan diem xuat gia tong phu lieu co con dung
Câu chuyện ăn Tết ở đâu luôn là chủ đề nóng. (Ảnh Viettravelmagazine)

Chị Loan Hồ cũng bày tỏ quan điểm: “Nhà ngoại nuôi cho lớn, nuôi giùm con nhà người ta. Một năm 365 ngày ở nhà chồng 360 ngày, 5 ngày còn lại về mà cảm ơn cha mẹ. Mình không biết truyền thống thế nào, nhưng theo quan điểm của mình, đẻ con gái ra rồi gả con đi, con đi luôn không trở lại là đúng? Mình thì cho đó là vô ơn”.

Chị Hoa Mai bức xúc: “Lấy chồng phải theo chồng và chỉ được ăn Tết ở nhà chồng là một hủ tục chứ không phải phong tục. Bây giờ người ta đang cố phá bỏ điều vô lý ấy, chứ phong tục người ta đã cố để bảo tồn”.

Chị Quế Anh cũng khá gay gắt: “Đừng mang truyền thống và lý do từ đời xưa lúc nào cũng thế. Truyền thống cũng không dạy lấy chồng là vứt luôn cha mẹ đẻ. Nếu đặt vào vị trí bố mẹ chỉ đẻ mình con gái, con gái đối xử như vậy sẽ không khỏi chạnh lòng.

Trái ngược với quan điểm đòi “quyền bình đẳng”, chị Mai Hương cho rằng: “Các chị cứ coi nhà chồng như nhà mình đi, lấy chồng phải theo chồng. Con dâu có nghĩa vụ ở nhà chồng lo việc bên nội trong dịp Tết. Nếu cảm thấy không vui thì không nên lấy chồng hoặc bỏ chồng đi mà về nhà mẹ đẻ”.

Chị Thu Thanh cùng quan điểm: “Mình thấy mọi người làm quá lên để làm gì, xưa nay vẫn thế, con dâu vẫn thấy vui vẻ trong những ngày Tết khi ở nhà chồng. Giờ các chị lại bày vẽ buồn tủi, nhớ thương. Bố mẹ chồng cũng không thấy vui khi các chị chẳng coi họ ra gì”.

Về nhà chồng ăn Tết là… nghĩa vụ của người làm dâu

Tết 2018, Tết của thế kỷ 21 nhưng trên đất nước Việt Nam này, vẫn còn rất nhiều chị em “bằng lòng” khi Tết nào cũng về nhà nội ăn Tết và “ngậm ngùi” thương nhớ quê mình, nhà mình, bố mẹ mình. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chị em cảm thấy “vui vẻ” vì cho rằng đó là “nghĩa vụ” của mình, là “phận” làm dâu nên việc ăn Tết ở nhà chồng là điều đương nhiên.

Chị Hà Dương thẳng thắn bày tỏ: “Thấy mọi người cứ kêu ca Tết nhà nội với Tết nhà ngoại đến mệt. Các chị thích Tết nhà ngoại thì đừng lấy chồng nữa, toàn kêu than. Phong tục xưa đã thế rồi, từ đời các cụ đến nay rồi đâu phải ngày một ngày hai là thay đổi được”.

Chị Tâm Anh cho biết: “Năm hết tết đến, với những người lấy chồng xa ai cũng nôn nao nhớ nhà. Biết chẳng thay đổi được tình hình nên chia sẻ nỗi niềm với nhau vậy thôi”.

chi em tranh cai viec an tet o nha noi hay ngoai va quan diem xuat gia tong phu lieu co con dung
Về nhà chồng ăn Tết là… nghĩa vụ của người làm dâu. (Ảnh baomoi)

Làm tròn “nghĩa vụ” của con dâu, ai sẽ là người làm tròn nghĩa vụ với bố mẹ mình?

Nếu nói về việc làm tròn nghĩa vụ làm dâu, tức là khi đi lấy chồng, người vợ cần thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà chồng. Nhiều chị em chia sẻ rằng, đã 10 cái Tết, thậm chí 15 cái Tết không được ăn Tết cùng bố mẹ mình bởi đó là điều… đương nhiên, là điều mặc định đúng. Theo các chị, đó cũng là cách làm tròn chữ “hiếu” với bố mẹ chồng. Nhiều chị em phụ nữ coi đó là niềm vui khi hoàn thành được trách nhiệm của mình.

Tuy nhiên, với những chị em mới cưới chồng, mới kết hôn, nhiều khi việc đón Tết, đặc biệt là đón Giao thừa ở nhà chồng, dù không khí ấm cúng, vui tươi, họ vẫn không khỏi chạnh lòng khi ở trong căn nhà từ thuở ấu thơ của mình, có một người mẹ, người cha “rớt” nước mắt khi Tết đoàn viên lại thương nhớ về máu mủ, ruột thịt, nhớ đứa con lấy chồng xa. Và không chỉ các chị, mà ngay cả những người mẹ, người cha già rất mong muốn, “thèm” lắm không khí sum vầy vô cùng khó khăn này.

chi em tranh cai viec an tet o nha noi hay ngoai va quan diem xuat gia tong phu lieu co con dung
Làm tròn “nghĩa vụ” của con dâu, ai sẽ là người làm tròn nghĩa vụ với bố mẹ mình? (Ảnh youtube)

Tết là ngày đoàn viên, là khởi đầu hạnh phúc và niềm vui

Chị Lương Lê cũng đưa ra giải pháp của mình: “Trước Tết vài ngày, 23, 24 vợ chồng mình lôi nhau về nhà 1, 2 hôm rồi lên nội. Đón Tết ở nhà chồng, chúc Tết cho xong hôm mùng 1, chiều mùng 1 lại lết xuóng nhà ngoại. Lúc đầu bố mẹ chòng mình không thích, sau chồn bảo con còn xuống bố mẹ vợ, ai chả là bố mẹ. Bố mẹ vợ con có mình vợ con, không về sao được. Cũng nhờ có chồng nữa, chồng thương vợ chiều con sẽ nghĩ đến gia đình nhà ngoại”.

Chị Thu Giang tâm sự: “Mình lấy chồng xa, nhưng không có nghĩa là được phép quên gia đình nhà ngoại để ở luôn nhà nội trong dịp Tết. Những năm đầu, vợ chồng mình thường chia thời gian, mùng 1 và mùng 2 ở nhà nội, mùng 3 và mùng 4 ở nhà ngoại. Việc di chuyển đường xa khi mới chỉ có hai vợ chồng cũng đơn giản nhưng khi có con nhỏ, chồng mình quyết định mỗi năm ăn Tết một nhà”.

Bạn Oanh chia sẻ quan điểm: “Trong gia đình cả vợ và chồng đều phải coi gia đình đối phương như cha mẹ đẻ của mình, bởi lẽ thương nhau kết nghĩa vợ chồng, cái cốt là có tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng họ hàng gia đình đối phương thì mới vẹn nghĩa. Theo mình dù tòng hay giá thì cứ suy nghĩ và hành động đúng đắn theo luân, đạo và chuẩn mực xã hội, nhưng phải hợp với tình cảnh của mình”.

Chị Nguyễn Quỳnh cũng có giải pháp riêng cho gia đình mình: “Nhà mình có giải pháp là “nhà ai nấy về” vì mình thỏa thuận như vậy ngay từ đầu. Cũng may là hai nhà không xa nhau lắm. Bọn mình thì ở riêng nên trước Tết, ai về nhà nấy lo dọn dẹp, cận giao thừa thì về nhà mình tổng vệ sinh, đón giao thừa và đi chơi. Đến mùng 3 bên ngoại có họp gia đình ở gần nơi mình đang ở nên đến dự ròi sang mùng 4 về nhà chồng để thăm và biếu Tết sau đó trở lại đi làm”.

chi em tranh cai viec an tet o nha noi hay ngoai va quan diem xuat gia tong phu lieu co con dung
Tết là ngày đoàn viên, là khởi đầu hạnh phúc và niềm vui. (Ảnh baomoi)

Chị Mỹ Hà đưa ra ý kiến: “Tuỳ theo hoàn cảnh, nếu gần nhau thì nên lo nội xong có thể ngày 30 sang nhà ngoại ăn trưa, tối về nội đón giao thừa. Ở xa thì có thể 30, 1, 2 ở nhà nội còn mấy ngày sau snag ngoại. Cách vài trăm cây số thì năm nôi, năm ngoại. Ai cũng muốn về nhà mẹ mình nên tốt nhất nên trọn vẹn đôi đường”.

Tết là đoàn viên, là sum vầy, chị em có thể chia sẻ quan điểm, nguyện vọng của mình với chồng, với bố mẹ chồng để mọi người hiểu hơn, thông cảm và có quyết định phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình.

chi em tranh cai viec an tet o nha noi hay ngoai va quan diem xuat gia tong phu lieu co con dung Làm đẹp nhà đón năm mới bằng tranh gốm, nét đẹp đậm hồn Việt

Những chủ đề trong tranh, những nguyên vật liệu được chọn từ thiên nhiên vô cùng quen thuộc với đời sống, được phác họa từ ...

chi em tranh cai viec an tet o nha noi hay ngoai va quan diem xuat gia tong phu lieu co con dung Bữa tiệc đón năm mới tuyệt vời nhất trên thế giới

Đêm giao thừa là dịp lễ lớn với nhiều bữa tiệc tuyệt vời khắp thế giới.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.