Chiến lược nào đầu tư vào BĐS Hạ Long trong bối cảnh miễn nhiễm làn sóng dịch bệnh lần 4?

Trong năm nay, cao tốc Móng Cái - Vân Đồn sẽ được thông xe; tuyến cao tốc Đông Triều - Hạ Long dự kiến sẽ hoàn thành trong 2022. Theo Giám đốc kinh doanh Hải Phát Invest, khi hai công trình này đi vào hoạt động, thị trường BĐS Hạ Long sẽ bước sang giai đoạn tăng trưởng bền vững.

Thị trường BĐS Hạ Long miễn nhiễm làn sóng dịch thứ 4

Sau đợt dịch thứ 4, mọi hoạt động thường nhật gần như đã trở lại trạng thái bình thường. Lúc này, những nhà đầu tư bất động sản (BĐS) lại tiếp tục hành trình tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các địa phương.

Tại một sự kiện trực tuyến vừa được tổ chức, ông Lê Đình Hảo, Giám đốc kinh doanh của Batdongsan.com.vn cho biết, đang có một xu hướng đầu tư mới trong những ngày cuối năm sau đợt dịch vừa qua.

"Nhà đầu tư thường có 3 hình thức để đầu tư: Đầu tư theo dòng tiền, theo lãi vốn và kết hợp cả hai.

Trước dịch, túi tiền của nhà đầu tư khá nhiều và đa dạng để đổ vào BĐS. Nhưng sau dịch, tâm lý đầu tư đã thay đổi, họ sẽ cẩn trọng hơn, tìm hiểu, tính toán kỹ hơn trước khi xuống tiền.

Tôi thấy nhà đầu tư đang có xu hướng chọn BĐS ổn định, lâu dài thay cho việc đầu tư lướt sóng, ăn chắc mặc bền sau đại dịch", ông Hào nói.

Ông Hảo cho hay, với những nhà đầu tư ở Hà Nội, BĐS Hạ Long luôn nằm trong danh mục đầu tư lướt sóng cũng như trung hoặc dài hạn: "Ở Hạ Long, việc di chuyển khá thuận tiện khi có sân bay và cao tốc đã hoàn thiện; quần thể du lịch ở đây cũng là thương hiệu nổi tiếng từ lâu; bên cạnh các ông lớn như Sun Group, BIM Group, Tuần Châu... Hạ Long chuẩn bị đón thêm dự án của Vingroup..."

Trong đợt dịch thứ 4, BĐS Hạ Long gần như không bị ảnh hưởng khi mức độ quan tâm, lượng tin đăng vẫn được duy trì, trong khi các khu vực giảm sâu. Về giá đất, BĐS Hạ Long trong quý III có xu hướng tăng, trong khi khu vực như Vân Đồn lại giảm sâu.

Theo đánh giá của ông Hảo, nếu nhìn sang một địa phương tương đồng với Hạ Long là Hải Phòng, mức độ quan tâm tuy cao hơn Hạ Long, nhưng giá bán BĐS ở Hạ Long lại thấp hơn khá nhiều, có nghĩa dư địa để khai thác BĐS Hạ Long vẫn còn nhiều.

"Xét trên bình diện chung BĐS các tỉnh ven biển, tôi đánh giá Hạ Long là điểm đầu tư có thương hiệu, nhiều giá trị tiềm năng, đảm bảo an toàn cho tài sản", ông Hảo cho hay.

Chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng bền vững khi loạt dự án hạ tầng hoàn thiện 

Nhiều năm nay, giá BĐS ở Hạ Long đã liên tục tăng trưởng nhờ đòn bẩy hạ tầng. Ở khu vực Hòn Gai, giá đất liền kề, biệt thự vào năm 2016 rơi vào khoảng 80 - 120 triệu đồng/m2.

Từ 2017 đến nay đã tăng lên 230 - 250 triệu đồng/m2; những biệt thự 300 - 500 m2 tăng trưởng 80 - 160 triệu đồng/m2. Như vậy, thị trường Hạ Long đã tăng trưởng 2 - 2,5 lần trong 4 năm.

Bước sang năm 2021, bất chấp dịch bệnh, Báo cáo thị trường quý III của batdongsan.com.vn cho thấy Hạ Long vẫn là khu vực được quan tâm nhiều nhất ở Quảng Ninh trong quý III vừa qua, đặc biệt ở hai phân khúc đất nền và biệt thự.

'Sắp hoàn thành hai tuyến cao tốc, BĐS Hạ Long chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng bền vững' - Ảnh 1.

BĐS Hạ Long được quan tâm nhiều nhất ở Quảng Ninh trong quý III. (Nguồn: batdongsan.com.vn).

Đánh giá về triển vọng thị trường BĐS Hạ Long, Giám đốc kinh doanh Hải Phát Invest ông Đỗ Quý Duy nhận định: "Vùng lõi của Hạ Long là một trong những khu vực có giá tăng trưởng tốt trong 2 - 3 năm tới".

Một trong những yếu tố cốt lõi nhất thúc đẩy đà tăng trưởng cho thị trường BĐS Hạ Long là sự phát triển của hạ tầng. "Chưa có một tỉnh thành nào ở Việt Nam có tốc độ phát triển hạ tầng thần tốc như Quảng Ninh", ông Duy cho hay.

Theo đó, trong năm nay, cao tốc Móng Cái - Vân Đồn sẽ được thông xe, điều này giúp trục xương sống của Quảng Ninh đã được hình thành, đi qua những vùng kinh tế phát triển tốt nhất như Hạ Long và Móng Cái.

Cũng trong khoảng một năm nữa, tuyến cao tốc Đông Triều - Hạ Long cũng sẽ được xuyên suốt. Hết năm 2022, toàn bộ những cơ sở hạ tầng này sẽ hoàn thành.

Bên cạnh đó, Giám đốc kinh doanh Hải Phát cho rằng "chìa khóa" cho sự phát triển ổn định của thị trường Quảng Ninh còn là sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Khi thị trường sốt nóng bởi thông tin hạ tầng, ngay lập tức tỉnh đã có những văn bản cụ thể hạn chế/cấm chuyển nhượng.

"Từ năm ngoái đến nay, ngoại trừ sổ đỏ được giao dịch chuyển nhượng, những loại hợp đồng góp vốn, cung cấp dịch vụ... đều không được chuyển nhượng. Điều này đã làm cho thị trường BĐS minh bạch, phát triển bền vững hơn. Các nhà đầu tư vào Hạ Long rất yên tâm nhờ sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền", ông Duy chia sẻ.

'Sắp hoàn thành hai tuyến cao tốc, BĐS Hạ Long chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng bền vững' - Ảnh 2.

Sắp có thêm 2 tuyến cáo tốc lớn ở Quảng Ninh được hoàn thành. (Ảnh minh họa: Báo Quảng Ninh).

Lãnh đạo Hải Phát Invest nhận định khi hạ tầng đã hoàn thành thì sự tăng trưởng BĐS tại thị trường này sẽ đi theo giai đoạn phát triển bền vững trong 1-2 năm tới. Các nhà đầu tư lúc này sẽ mua bán BĐS với tính chất tích trữ nhiều hơn là để đầu tư ngắn hạn.

"Ngoài ra, câu chuyện kiểm soát dịch của Hạ Long cũng là một điểm sáng với một tỉnh mà khai thác du lịch là "mỏ vàng" như Hạ Long. Một khi các dự án hạ tầng hoàn thiện và đi vào hoạt động, dịch được kiểm soát thì khách du lịch Trung Quốc vào Hạ Long sẽ rất lớn thông qua tuyến cao tốc Móng Cái - Vân Đồn.

Cho nên, tôi kỳ vọng không chỉ Hạ Long mà thị trường nghỉ dưỡng Cẩm Phả, Vân Đồn hay Móng Cái cũng sẽ tăng trưởng thời gian tới khi dịch được kiểm soát ở cả hai nước", ông Duy chia sẻ.

"Bộ môn lướt sóng" BĐS ngày càng rủi ro, "ăn chắc mặc bền" đang là xu thế

Như ông Duy đã đề cập, khi các tuyến cao tốc lớn ở Quảng Ninh được hoàn thành, các nhà đầu tư lúc này sẽ mua bán BĐS với tính chất tích trữ nhiều hơn là để đầu tư ngắn hạn. 

Song, không riêng với thị trường Quảng Ninh, các chuyên gia cho rằng đây cũng là xu hướng chung của thị trường đã và đang diễn ra.

"Bài học lướt sóng mùa dịch vừa qua đã khiến không ít nhà đầu tư điêu đứng, bởi họ bị chôn vốn, bán không được, giữ không xong, áp lực tài chính đè nặng. Lướt sóng bây giờ không dễ hái ra tiền như trước vì quá rủi ro", ông Lê Đình Hào nhận định.

Vị này cho hay, nhiều nhà đầu tư bây giờ đã chấp nhận xuống vốn đầu tư 2 - 3 năm để kiếm lời, thay vì 3 - 6 tháng như trước đây. Do đó, các BĐS như đất nền, ven biển với sổ đỏ đầy đủ, sở hữu lâu dài tại các khu vực trọng điểm có tiềm năng phát triển thì sẽ thu hút lượng lớn nhà đầu tư. 

Theo ông Hào, các thị trường ven biển truyền thống như Hạ Long, Đà Nẵng, Phú Quốc hay những thị trường mới nổi như Bình Thuận được dự báo sẽ phục hồi khá nhanh khi các đã rục rịch mở cửa đón khách, tái hoạt động du lịch. 

Ở Đông Nam Á, Thái Lan là nước mở cửa đầu tiên đón khách du lịch, sau đó là Indonesia, Việt Nam cũng đang đi theo dòng xu hướng chung này. 

Bên cạnh đầu tư kiếm lời, BĐS biển còn có thể khai thác để ở, nghỉ ngơi, do đó đây là phân khúc này sẽ được các nhà đầu tư Hà Nội hay TP HCM nhắm đến. 

Bản chất sản phẩm này tính thanh khoản tốt, tiềm năng sinh lời, khả năng khai thác dòng tiền cao, dễ sở hữu, chuyển nhượng. Nếu rơi vào khu vực có quy hoạch, pháp lý tốt thì không khác gì "gà đẻ trứng vàng".

"Theo cá nhân tôi, xu hướng đầu tư dài hạn này chắc chắn sẽ còn kéo dài, ít nhất là vài năm tới. Hiện nay, giá BĐS toàn cầu đã có xu hướng tăng trung bình 9% từ khi dịch bệnh bùng phát", ông Hào dự báo. 

Nói về xu hướng thay đổi khẩu vị đầu tư sang dài hạn, ông Đỗ Quý Duy cho rằng tâm lý này vốn dĩ đã xuất hiện từ vài năm trở lại đây, dịch bệnh chỉ là yếu tố thúc đẩy. 

"Chúng ta làm bất cứ cái gì đều phụ thuộc vào khả năng điều tiết thị trường của Nhà nước thông qua các chính sách tài khóa và quản lý đất đai. 

Từ năm 2018, rất nhiều dự án BĐS bị thanh tra, kiểm tra, nhiều lãnh đạo các địa phương cũng bắt đầu thận trọng trong việc duyệt quy hoạch các dự án mới. Khi những đơn vị quản lý đất đai tỏ ra thận trọng thì tâm lý của nhà đầu tư chắc chắn sẽ ảnh hưởng", ông Duy chia sẻ.

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.