Lo lắng khi điểm thi kém xa điểm chuẩn năm 2017
Ngày 11/7, Bộ GD-ĐT đã công bố điểm thi THPT quốc gia 2018. Dựa trên phổ điểm thi, các trường ĐH đã và đang công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển.
Tại một số trường mức điểm sàn không có nhiều biến động so với năm 2017, song không ít thí sinh đang lo lắng về điểm chuẩn của các trường, đặc biệt là các trường top trên khi điểm thi năm nay của mình còn không bằng điểm chuẩn năm 2017.
Đăng ký nguyện vọng ưu tiên số 1 vào khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân, em Nguyễn Phi Long (An Lão, Hải Phòng) được 22 điểm thi THPT quốc gia không khỏi lo lắng khi mức điểm chuẩn của ngành này năm 2017 là 26,5 điểm.
Chưa tự tin khả năng có thể đỗ vào ngành này, Long đã làm hồ sơ đăng ký vào 12 ngành khác nhau của trường. “Rất khó để dự đoán điểm chuẩn năm nay, nên khi làm hồ sơ, em đã đăng ký vào hầu hết các ngành yêu thích tại ĐH Kinh tế Quốc dân. Trong đó có các nhóm ngành điểm chuẩn năm 2017 khá cao từ 25-26 điểm, những ngành ở mức trung và cả những ngành lấy điểm thấp nhất trường".
Nguyễn Phi Long cùng mẹ mình nghiên cứu về điểm chuẩn các năm trước của ĐH Kinh tế Quốc dân để đưa ra nguyện vọng xét tuyển phù hợp nhất. Ảnh: Huyền Trần |
Long cũng cho biết thêm, sau khi biết điểm thi THPT quốc gia, em đang cân nhắc việc đăng ký thêm một số ngành khác tại trường cũng như lựa chọn những trường khác thấp điểm hơn để tăng thêm cơ hội.
Cùng chung tâm trạng, sau khi biết điểm thi THPT quốc gia được 22,5 điểm, Trần Thu Trang (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn không khỏi do dự khi đăng ký vào khoa Báo chí truyền thông của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH QG Hà Nội).
“Điểm sàn của trường không tăng so với năm trước, tuy nhiên trường luôn thuộc nhóm những trường có điểm chuẩn cao nhất khối ngành xã hội. Khoa Báo chí truyền thông năm ngoái lấy khoảng 26,5 điểm, mức điểm của em thấp hơn nhiều, nên em cảm thấy chưa yên tâm. Để chắc chắc hơn, em đăng ký thêm các khoa khác có điểm thấp hơn", Trang cho hay.
Chia sẻ về “chiến thuật” thay đổi các nguyện vọng của mình, Trang cho biết: “Em đưa nguyện vọng 1 là ngành mà em muốn học nhất. Em rải đều nguyện vọng ở các ngành của trường, mỗi nguyện vọng chênh lệch điểm nhau từ 0,5-0,75 điểm”.
Không nên xáo trộn nguyện vọng nếu đã nghiên cứu kĩ trước đó
Theo PGS.TS Tâm lý Phạm Mạnh Hà (ĐH Giáo dục – ĐH QG Hà Nội), việc thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển dựa trên điểm chuẩn của 2 năm trước với hi vọng rằng có thể đỗ đại học sẽ làm xáo trộn toàn bộ những thứ tự sắp xếp nguyện vọng lúc đầu.
Tuy nhiên, trên thực tế điều này khiến rất nhiều thí sinh đã đỗ một cách oan ức hoặc trượt một cách oan ức.
“Các em sợ rằng mình sẽ trượt nên đã rút nguyện vọng ban đầu đi để đẩy nguyện vọng các trường có điểm chuẩn năm ngoái thấp hơn lên số nguyện vọng 1, 2, 3. Đến khi tiến hành xét điểm các hồ sơ, nếu đỗ ngay từ nguyện vọng 1 thì các em sẽ mất cơ hội để vào ngành, trường mình thực sự thích bởi các em đã xếp vào các nguyện vọng sau”, PGS.TS Phạm Mạnh Hà phân tích.
Theo ông, nếu tất cả các thí sinh cùng đổi nguyện vọng thì sẽ tạo ra một độ “ảo” nhất định về điểm chuẩn. Vì vậy, có nhiều trường top dưới, top giữa tăng 2-3 điểm chuẩn, trong khi đó các trường top trên thường ít bị thay đổi hơn.
PGS.TS Tâm lý Phạm Mạnh Hà tư vấn cho các thí sinh và phụ huynh tại Ngày hội Tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2018. Ảnh: Huyền Trần |
Giải đáp cho thắc mắc: Thí sinh làm thế nào để biết rằng mình có nên đổi nguyện vọng hay đăng ký thêm các nguyện vọng?
“Các em đặt ra cho mình câu hỏi: Việc đăng kí, sắp xếp nguyện vọng đó ban đầu có được nghiên cứu kĩ không? Nếu các em chỉ xếp thứ tự nguyện vọng dựa trên cảm tính hay một sự mách bảo nào đó mà không chắc chắn thì nên thay đổi.
Còn trong trường hợp đã nghiên cứu kĩ về điểm chuẩn, xếp những ngành có điểm cao hơn so với năng lực của mình ở top 1, bằng năng lực ở top 2, thấp hơn năng lực ở top 3, thì sau khi biết điểm thi các em có thể thay đổi. Nhưng về cơ bản các em vẫn giữ nguyên những nguyện vọng đó. Vì đó là những nguyện vọng được đưa ra dựa trên việc nghiên cứu kĩ và có sự đam mê rồi”, PGS.TS Phạm Mạnh Hà tư vấn.
Ông cũng đưa ra lời khuyên thí sinh không rải quá nhiều các nguyện vọng vào nhiều khối ngành không có sự liên quan nhiều đến nhau thì ra trường rất khó để có được việc làm vì các em không có chuyên môn cụ thể.
Nhưng nếu các em chỉ chọn 1-2 ngành và sắp xếp thứ tự ưu tiên của những trường dựa theo điểm sàn và phổ điểm thì sẽ chắc chắn đỗ vào ngành mong muốn. Việc ra trường có việc làm hay không phụ thuộc rất nhiều vào người học, chủ yếu là ở sự nỗ lực, say mê của các em với ngành đã chọn.
Nhằm giúp các thí sinh kiên định hơn về những nguyện vọng mà mình đã đăng ký, PGS.TS Lê Thị Thu Thuỷ, Hiệu phó trường ĐH Ngoại thương chia sẻ: “Các em nên theo đuổi ngành học mà mình yêu thích thì sẽ có nhiều động lực hơn trong học tập, kiên định với định hướng nghề nghiệp của mình.
Thí sinh nên tham khảo phổ điểm chung của Bộ GD-ĐT, mức điểm sàn nhận hồ sơ của các trường, tham khảo mức điểm chuẩn 3 năm về trước để xác định các nguyện vọng và đăng ký vào các trường sẽ phù hợp hơn”.
ĐH Kinh tế Quốc dân 'mách' thí sinh phổ điểm dễ trúng tuyển năm 2018
Ngày 14/7, trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Ngày hội Tư vấn tuyển sinh 2018 nhằm giúp thí sinh và phụ huynh ... |
Tổng điểm bao nhiêu nên xét tuyển vào ĐH Ngoại thương?
Ngày 12/7, trường ĐH Ngoại thương đã tổ chức chương trình Tư vấn tuyển sinh năm 2018 nhằm giải đáp những thắc mắc của thí ... |
Điểm chuẩn đại học 2018: ĐH Ngoại ngữ dự kiến giảm từ 2-3 điểm
Ông Đỗ Tuấn Minh, hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH QGHN cho biết, với mức điểm thi thấp như năm nay, điểm chuẩn ... |
Những thí sinh đầu tiên trúng tuyển vào ĐH Ngoại ngữ năm 2018
Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội vừa công bố kết quả trúng tuyển thẳng vào trường năm 2018. |
Giáo dục 04:45 | 12/08/2018
Giáo dục 03:19 | 08/08/2018
Giáo dục 23:30 | 07/08/2018
Giáo dục 11:52 | 07/08/2018
Giáo dục 09:12 | 07/08/2018
Giáo dục 09:12 | 07/08/2018
Giáo dục 06:45 | 07/08/2018
Giáo dục 06:44 | 07/08/2018