Chiêu lật tẩy lời dối trá của Clinton, Trump

Cựu nhân viên của FBI tiết lộ một số cách đối phó trước những lời nói dối của hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton. trong bối cảnh cuộc tranh luận trực tiếp lần hai sắp diễn ra.
chieu lat tay loi doi tra cua clinton trump Trump từng khoe 'thành tích' sàm sỡ phụ nữ
chieu lat tay loi doi tra cua clinton trump Hành trình vạch trần nghi án trốn thuế của Donald Trump

Người dẫn chương trình Martha Raddatz của ABC và Anderson Cooper của CNN sẽ là hai điều phối viên của buổi tranh luận trực tiếp lần hai giữa hai ứng viên tổng thống tại trường Đại học Washington thuộc bang Missouri ngày 9/10 tới.

Giới chuyên gia nhận định trong cuộc đối đầu này, người điều phối sẽ phải đối mặt với một thách thức khá lớn, khi câu hỏi đặt ra là họ liệu có thể phản ứng chính xác trước những lời nói "tưởng như là thật" của ông Trump và bà Clinton.

chieu lat tay loi doi tra cua clinton trump
Giới quan sát nhận định, cả bà Clinton và ông Trump đều từng nói dối trong các buổi tranh luận. Ảnh: BBC

Rất nhiều thông tin "nửa sự thật" hoặc "hoàn toàn dối trá" được cho là đã thốt ra từ miệng hai ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump và đảng Dân chủ Hillary Clinton, trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên hồi tuần trước.

Joe Navarro, người từng thực hiện 13.000 buổi thẩm vấn nghi phạm trong thời gian làm việc cho Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), biết được khi nào đối tượng đang nói dối. Trước khi nghỉ hưu vào năm 2003, ông Navarro từng giảng dạy các lớp học về kỹ năng thẩm vấn nghi can khủng bố cho nhân viên FBI. Ông chỉ ra một số đặc điểm có thể giúp vạch trần và đối phó trước những lời nói chưa thật của các ứng viên tổng thống trong buổi tranh luận.

Không bỏ qua ngôn ngữ cơ thể

"Rất khó để phát hiện ra ai đó đang nói dối và tất cả chúng ta đều từng nói dối từ khi còn nhỏ. Là con người, chúng ta rất hay lừa dối. Như khi còn nhỏ, vì muốn mẹ chú ý, trẻ con đã biết cách giả vờ bị đau", Navarro nói.

Tuy nhiên, vẫn có cách phát hiện ra ai đó đang nói dối dựa trên vài biểu hiện cơ thể.

"Cơ thể tiết lộ trực tiếp tình trạng bối rối tâm lý. Họ có bặm môi hay không? Họ có sờ tay lên cổ hay không? Họ có hút thuốc nhiều hơn không?", cựu nhân viên FBI cho hay.

Chiến thuật 'chặn họng'

Theo kinh nghiệm của Navarrao, khi thẩm vấn ai đó, ông luôn bắt đầu với một câu hỏi mở như: Anh có kinh nghiệm gì về chuyện này? Anh nghĩ ra sao về chuyện kia?, và ngắt lời họ ở điểm mà mình nắm rõ vấn đề nhất.

"Tôi sẽ để họ nói bất kỳ điều gì họ muốn và khi họ còn đang mải nói, hãy chặn ngang và nói: Không, điều đó không chính xác, nó không trùng khớp với sự thật và đây là lý do", Navarro khuyên.

Theo ông, việc cắt ngang lời nói của đối phương một cách đột ngột nhằm khiến họ gặp bất lợi về tâm lý – điều họ chưa chuẩn bị trước.

chieu lat tay loi doi tra cua clinton trump
Cựu nhân viên FBI Joe Navarro. Ảnh: Gomustard.com

Không bận tâm tới đồng hồ

"Bạn không muốn tạo ra một bầu không khí căng thẳng, nhưng các nhà báo có trách nhiệm không chấp nhận sự vô nghĩa. Đôi khi, bạn phải làm cho rõ rằng bạn không chấp nhận điều đó và đây là một buổi (tranh luận) nghiêm túc", cựu nhân viên FBI nói.

Theo gợi ý của Navarro dành cho MC điều phối buổi "so găng" lần 2 giữa Trump và Clinton, khi đối mặt với một lời nói dối của ứng viên, hãy công kích họ cật lực cho tới khi sự thật được sáng tỏ. Điều này sẽ khiến các ứng viên nói càng nhiều càng tốt trong khi đồng hồ đang điểm từng giây.

"Thách thức kịch tính như vậy sẽ đem tới cuộc cách mạng", Navarro nói.

Trong cuộc tranh luận sắp tới, mỗi ứng cử viên sẽ có hai phút để trả lời và thêm một phút để thảo luận vấn đề mà người điều phối đưa ra. Khác với lần trước, khi các câu hỏi do người điều phối đưa ra, cuộc tranh luận lần này sẽ được tổ chức dưới hình thức giống một phiên họp, trong đó một nửa số câu hỏi sẽ được người dân tham dự trực tiếp đưa ra, số còn lại sẽ do người điều phối hỏi dựa trên các chủ đề được dư luận quan tâm nhiều trên mạng xã hội và các nguồn khác.

Tránh bị 'mắc bẫy'

Theo Navarro, Trump và bà Clinton có thể có những mánh khóe riêng để tránh phải trả lời những vấn đề nghi là "đánh bẫy" mình. Trong rất nhiều trường hợp, họ có thể vờ như đang nổi giận.

Navarro cho rằng, những người điều phối thường chuẩn bị kỹ thông tin để tạo thách thức cho người tham gia và chỉ chăm chăm lo lắng thời lượng của buổi tranh luận sẽ không làm nên trò trống gì.

Ông khuyên họ cần tránh bị cảm xúc chi phối. Người bình tĩnh nhất sẽ chiến thắng. Ngoài ra, người điều phối cần đưa ra càng nhiều thử thách cho ứng viên càng tốt để xem sức chịu đựng của họ khi thốt ra những lời nói dối lớn tới đâu.

chọn