Chợ cổ Sài Gòn đóng cửa trùng tu, tiểu thương khốn đốn

Đang vào dịp lấy hàng tích trữ cho Tết Nguyên Đán, các tiểu thương chợ Bình Tây buộc phải di dời sang chợ tạm khiến việc kinh doanh cuối năm gặp nhiều khốn khó.

Thông qua đề xuất của Sở Công thương, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt quyết định trùng tu ngôi chợ cổ lớn nhất thành phố. Theo quyết định này kể từ ngày 10/11 đến ngày 15/11 UBND quận 6 có trách nhiệm di dời 1.077/1.446 sạp thuộc diện di dời và sắp xếp kinh doanh tại khu chợ tạm. Kế hoạch bảo đảm cho tiểu thương kinh doanh liên tục ổn định và an toàn trong thời gian thi công sửa chữa toàn diện chợ. Ngoài ra, có 369 sạp tạm ngưng kinh doanh, sử dụng làm kho không thuộc diện di dời và sắp xếp kinh doanh nói trên.

cho co dong cua trung tu tieu thuong khon don
Chợ Bình Tây, chợ cổ lớn nhất Sài Gòn sẽ đóng cửa trùng tu trong vòng 1 năm.

Theo thông tin của Ban quản lý chợ, từ ngày 10/11 tất cả các cửa sẽ được đóng và chỉ mở duy nhất cửa số 6 nhằm mục đích giúp các tiểu thương di dời hàng hóa. Khu nhà lồng chợ tạm nằm ngay trên đường Tháp Mười (đối diện chợ Bình Tây) với kích thước mỗi gian hàng là 2,25m. So với chợ cũ, các gian hàng tạm nhỏ hơn rất nhiều, lối đi cũng chật hẹp khiến công việc giao thương cũng trở nên khó khăn hơn.

cho co dong cua trung tu tieu thuong khon don
Diện tích của các sạp trong khu nhà lồng chợ tạm có diện tích chỉ 2,25m2.

Dù đã được thông báo từ trước song các tiểu thương vẫn tỏ rõ sự buồn phiền, lo lắng vì phải di chuyển hàng hóa đi chỗ khác nhỏ hơn trong khi Tết Nguyên Đán đang tới gần. Mặc dù vậy, đây là chỉ đạo của thành phố nhằm mục đích tái tạo, trùng tu khu chợ đã xuống cấp này để đảm bảo an toàn cũng như tăng giá trị sử dụng cho bà con buôn bán.

Theo khảo sát của PV, bắt đầu từ sáng ngày 10/11, đồng loạt các gian hàng đang được tiểu thương thu gom và di chuyển sang khu sạp tạm đã được chỉ định. Dù không hề vui vẻ với công việc này nhưng các tiểu thương đều nhất chí thực hiện theo kế hoạch của thành phố. “Mặc dù đoán trước được những khó khăn trong việc thay đổi địa điểm bán hàng nhưng vẫn phải thực hiện. Sau trùng tu chúng tôi sẽ lại được dọn vào khu chợ khang trang hơn, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân nên việc di dời này đều được các chủ sạp ở đây nhất chí” – chị Hằng, một tiểu thương bán đồ thời trang cho biết.

cho co dong cua trung tu tieu thuong khon don
Các tiểu thương đang gấp rút dọn dẹp, đóng gói hàng hóa để di dời.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết công việc trùng tu sẽ được hoàn thành trong vòng 1 năm, sau khi hoàn thành các tiểu thương lại được di chuyển vào chợ tuy nhiên công việc chuyển đi, chuyển lại này khá tốn công sức, một lượng mối lái quen cũng sẽ tụt giảm. Cô Hương, chủ một sạp bán đồ gia dụng buồn bã nói: “Giai đoạn này mà di chuyển sẽ rất khó khăn cho những tiểu thương chúng tôi. Tết thì đang đến gần, sạp mới quá nhỏ không thể trưng bày hết sản phẩm, những khách hàng đã quen chỗ cũ tới cũng khó tìm được chỗ mới vì thế sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu cũng như việc buôn bán”.

Đồng quan điểm với ý kiến trên chú Mạnh, một tiểu thương than thở: “Sạp mới bên chợ tạm bé tẹo thế này, chưng đồ cũ còn không hết nổi huống chi là nhập đồ mới để bán tết. Vì sạp mới không gian chật hẹp nên phân nửa đồ tôi phải chuyển về nhà cất chứ ở đây không có chỗ mà để, nghe nói sửa trong 1 năm nhưng cũng chẳng biết có xong không”.

“Công việc di dời này trước mắt sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các tiểu thương song để phục vụ cho nhu cầu buôn bán về lâu dài, đảm bảo an toàn, gìn giữ được những nét cổ kính thì việc trùng tu là hết sức cần thiết”, một vị đại diện ban Quản lý chợ Bình Tây cho hay.

Ngôi chợ được xây vào năm 1928, do ông Quách Đàm (tức Thông Hiệp), một người Hoa gốc Triều Châu bỏ vốn xây dựng. Ông Quách đã thuê kỹ sư người Pháp thiết kế nên chợ được xây cất theo kỹ thuật phương Tây, song mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc. Tháp giữa vươn cao có bốn mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”, bốn góc có bốn chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông.

Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát theo một lối kiến trúc cổ xưa với nhà lồng chợ chính giữa. Hiện nay khu vực sân chính giữa chợ là nơi đặt tượng thờ ông Quách Đàm. Khu vực chợ Bình Tây có diện tích khoảng 28.000m2, trong đó nhà lồng chiếm khoảng 8.500m2. Chợ có 12 cổng nhỏ thông ra bốn hướng và một cổng chính trực diện bến xe Chợ Lớn. Trải qua gần 100 năm tồn tại, khu chợ này được coi là khu chợ cổ lớn nhất của Sài Gòn.

Một số hình ảnh di dời tại chợ Bình Tây ngày 10/11:

cho co dong cua trung tu tieu thuong khon don
Khoảng cách từ chợ cũ sang khu chợ tạm khá gần nên việc di dời khá dễ dàng.
cho co dong cua trung tu tieu thuong khon don
Nhiều sạp hàng trong chợ đã hoàn tất việc di dời.
cho co dong cua trung tu tieu thuong khon don
Diện tích của các sạp trong khu nhà lồng chợ tạm có diện tích chỉ 2,25m2.
cho co dong cua trung tu tieu thuong khon don
Sạp mới bên chợ tạm quá nhỏ, nhiều tiểu thương phải đóng gói chuyển về nhà cất giữ.
cho co dong cua trung tu tieu thuong khon don
Để dễ nhận biết, nhà lồng chợ tạm được chia thành nhiều khu và có biển chỉ dẫn từng nghành hàng trong khối.
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.