Chớ nên coi thường bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra và thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu. Khi bị vi rút sởi tấn công, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng và nhanh chóng dẫn tới những biến chứng về đường hô hấp.
 
cho nen coi thuong benh soi o tre em Trẻ bị sởi cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
cho nen coi thuong benh soi o tre em Bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, làm sao phòng tránh bệnh cho trẻ?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 1,1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do bị viêm phổi. Con số này nhiều hơn cả số tử vong do bệnh AIDS, sốt rét và lao cộng lại. Trong đó, sởi cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, tuy nhiên con số này thấp hơn nhiều lần so với bệnh viêm phổi.

Số liệu của năm 2012 cho thấy, toàn cầu có 122.000 trường hợp trẻ tử vong do sởi, ước tính mỗi ngày có khoảng 330 trường hợp và mỗi giờ có khoảng 14 trẻ tử vong, phần lớn là những trẻ dưới 5 tuổi.

Tại Việt Nam, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, cả nước đã ghi nhận 25 trường hợp mắc bệnh sởi tính từ đầu năm 2018 đến hiện tại. Trong đó, trường hợp nhỏ tuổi nhất là một bệnh nhi 18 tháng tuổi và trường hợp lớn tuổi nhất là bệnh nhân 23 tuổi.

cho nen coi thuong benh soi o tre em

Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh sởi

Bệnh sởi hình thành do một loại siêu vi thuộc chi morbilivirus trong họ paramyxoviridae. Loại vi rút này hình cầu, có đường kính trung bình từ 120 – 150nm, chúng dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, thuốc khử trùng và khoảng nhiệt độ trên 55 độ C.

Chia sẻ trên báo Vietnamnet, PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: 90% những người tiếp xúc với người mắc bệnh sẽ bị nhiễm bệnh nếu chưa được chích ngừa vắc xin phòng bệnh. Bởi vi rút sởi sống trong cổ họng, mũi bệnh nhân. Nên khi hắt hơi, ho, nói chuyện, xì mũi, vi rút sởi có trong nước bọt, các dịch cổ họng của người bệnh có thể theo đường không khí xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh. Hoặc nếu người lành tiếp xúc với vật dụng chứa vi rút sởi rồi đưa tay lên mũi, miệng cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

Phó giáo sư Dương cũng cho biết, thời gian ủ bệnh của bệnh sởi là từ 1 – 2 tuần, khi phát bệnh, trẻ sẽ có những triệu chứng dễ nhận biết như:

cho nen coi thuong benh soi o tre em
(Ảnh: ViCare)

- Khởi phát là sốt cao, khi dấu hiệu nóng sốt thuyên giảm thì sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đặc trưng của sởi.

- Ban sởi hình thành đầu tiên ở sau tai, sau đó lan ra mặt rồi bắt đầu lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân. Khi ban sởi lặn thì cũng lặn dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm của ban sởi là nổi trên mặt da, sờ vào có cảm giác nổi cục, sau khi lặn thì sẽ để lại những vết thâm.

- Bên cạnh đó, trẻ mắc sởi còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, đỏ mắt, đôi khi bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đờm tiêu hóa.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Các chuyên gia y tế cho biết, phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi mà sốt từ 39 - 40 độ C thì rất có thể sẽ bị sảy thai, thai chết lưu do môi trường nhiệt độ buồng tử cung tăng lên 40 - 41,5 độ. Hoặc, hệ miễn dịch bà bầu sẽ suy giảm, dẫn tới những biến chứng bội nhiễm như viêm phổi, viêm đường tiết niệu.

Đối với thai nhi, nếu mẹ bị sởi trong 3 tháng đầu thì bé có nguy cơ bị dị tật, suy dinh dưỡng bào thai hoặc sảy thai. Còn nếu mẹ bị bệnh sởi ở 6 tháng tiếp theo thì có thể đẻ non, thai chết lưu.

Tuy nhiên, thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh nếu mẹ đã tiêm chủng vắc xin phòng bệnh trước khi sinh 12 tháng. Lượng kháng thể miễn dịch tồn tại trong cơ thể mẹ từ 4 tới 9 tháng sẽ được truyền vào thai nhi thông qua nhau thai.

cho nen coi thuong benh soi o tre em
(Ảnh: Cẩm Nang Online)

Còn ở trẻ em dưới 10 tuổi, nếu mắc bệnh sởi mà không được chữa trị kịp thời thì có thể gặp phải những biến chứng rất nặng nề của bệnh như:

- Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 trẻ bị nhiễm sởi.

- Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.

- Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 người mắc bệnh sởi.

- Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ.

- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.

- Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.

Chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Điều đầu tiên phụ huynh cần thực hiện khi phát hiện có trẻ bị sởi là cần phải cách ly trẻ bệnh với những trẻ khỏe mạnh. Người chăm sóc trẻ mắc bệnh cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ lành. Vì bệnh sởi có khả năng lây nhiễm rất cao nên phụ huynh cần đề phòng tình trạng lây nhiễm chéo. Mọi người trong gia đình cần tích cực giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh.

cho nen coi thuong benh soi o tre em
(Ảnh: Báo Mới)

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ. Bởi trẻ bị lên sởi thường rất nhạy cảm với ánh sáng, nhất là khi mắt đang bị đau nhức và ra ghèn gỉ. Các mẹ nên kéo rèm cửa để chắn sáng và cho bé ở trong phòng với ánh sáng yếu những vẫn đảm bảo thông thoáng.

Phụ huynh cũng cần lưu ý là không nên kiêng nước cho bé lúc này. Vì da bé đang không khỏe mạnh nên cần được làm sạch để tránh tình trạng viêm nhiễm. Nếu cha mẹ không tắm rửa cho trẻ mỗi ngày thì trẻ sẽ mệt mỏi thêm, dễ bị viêm da, thậm chí bội nhiễm rất nguy hiểm.

Thực hiện tiêm ngừa bệnh sởi cho trẻ

Phòng bệnh sởi bằng cách tiêm vắc xin được khuyến cáo áp dụng cho những trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (gọi tắt là EPI).

cho nen coi thuong benh soi o tre em
(Ảnh: Hello Bacsi)

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cho biết rằng, việc tiêm một mũi vắc xin duy nhất sẽ không đủ để tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng. Vì tỉ lệ trẻ tiêm phòng bệnh bị “sót” cũng như tỉ lệ được miễn dịch của vắc xin này cũng chỉ đạt ở mức 90%. Do vậy, phụ huynh cần nhớ để tiêm nhắc lại mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi. Các cuộc khảo sát cho thấy, việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch đạt tới 99%.

cho nen coi thuong benh soi o tre em 6 loại văcxin chị em cần tiêm trước khi mang thai
cho nen coi thuong benh soi o tre em Trẻ bị sởi cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
cho nen coi thuong benh soi o tre em Bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, làm sao phòng tránh bệnh cho trẻ?
chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.