Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau: ''Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.
Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận và không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay. Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng
Ảnh minh họa |
Theo quy định Điều 201 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 có quy định như sau:
''1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm''.
Lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33% (mức lãi suất bạn áp dụng cho vay là 4%/tháng).
Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì mới cầu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự.
Trường hợp bên vay không trả được nợ và phía bên cho vay khởi kiện ra tòa án thì pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của bên cho vay trong phạm vi lãi suất mà pháp luật cho phép. Phần vượt quá lãi suất sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định của pháp luật, những người đi vay được xem là nạn nhân nên họ được pháp luật bảo vệ mà không phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý gì.
Khoản thu rất lớn từ tội cho vay nặng lãi là khoản thu lợi bất chính, nếu xác định đây là thu lợi do cho vay nặng lãi thì sẽ bị sung công quỹ nhà nước và phạt gấp 5 lần số tiền thu lợi bất chính. Nếu xác định đây là hậu quả của tội cưỡng đoạt tài sản thì sẽ trả lại cho bị hại.
Vì sao khó dẹp nạn tín dụng đen?
Luật quy định chỉ cần cho vay lãi suất hơn 8,5%/tháng, hưởng lợi bất chính trên 30 triệu đồng là có thể xử lý hình ... |
Cho vay nặng lãi quá cao có thể bị xử lý hình sự
Hoạt động cho vay nặng lãi xuất hiện ngày càng nhiều với lãi suất cao nhằm thu lợi bất chính. Theo các luật sư, hành ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |