Choáng váng trước gia tài khổng lồ của các Hoàng gia châu Âu

Trong số 14 hoàng gia ở châu Âu, có những gia đình tự thân làm giàu, lại có những gia đình sống nhờ vào ngân sách của chính phủ. Trang Business Insider mới đây đưa ra danh sách tổng kết nguồn gốc những khối tài sản khổng lồ thuộc sở hữu của các gia đình này.
 
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Dù không còn trị vì nhưng Hoàng tử Albert thuộc Hoàng tộc Thurn und Taxis trên thực tế vẫn là Hoàng tử của nước Đức. Sau khi vua cha qua đời vào năm 1990, Hoàng tử Albert trở thành một trong số những tỷ phú trẻ nhất trên thế giới với gia tài bao gồm nhiều bất động sản, các bức hội hoạ quý hiếm và một công ty công nghệ. Năm 2016, trang Forbes ước tính tổng tài sản cá nhân của Hoàng tử Albert là khoảng 1,6 tỷ USD. Ảnh: Forbes
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Giáo hoàng Francis, người đứng đầu Toà thánh Vatican, không được trả lương. Tuy nhiên, Giáo hoàng lại chính là người kiểm soát ngân sách của Vatican - quỹ thu về khoảng 300 triệu USD mỗi năm từ du lịch, kinh doanh cổ phiếu và đầu tư. Ngân sách này đủ chi trả mọi sinh hoạt của Giáo hoàng cùng hoạt động của Toà thánh. Theo Time Magazine, ngân sách của Vatican lên đến 10 đến 15 tỷ USD. Ảnh: AP
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị chỉ trị vì Malta cho đến năm 1974, trước khi đất nước trở thành một nước cộng hoà. Tuy nhiên, ở Malta vẫn còn tổ chức lâu đời mang tên Dòng Chiến sĩ Toàn quyền được thành lập vào năm 1048. Vốn là một dòng tu Công giáo, tổ chức này không có vùng lãnh thổ xác định nhưng vẫn được công nhận là một thực thể có chủ quyền và được phát hành tem bưu chính cũng như đồng tiền riêng. Người đứng đầu Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta được biết đến với tư cách là Đại Thống Lĩnh. Giống như Giáo hoàng của Toà thánh Vatican, chức vụ Đại Thống Lĩnh không được nhận lương nhưng được hưởng trợ cấp cho mọi sinh hoạt. Tổ chức đặc biệt này hoạt động chủ yếu dựa vào tiền quyên góp của các nhà hảo tâm, bao gồm cả các cá nhân và các tổ chức cộng đồng, nhằm đóng góp cho những hoạt động từ thiện của tổ chức. Ảnh: Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Xứ Andorra ở Pháp được trị vì bởi 2 Hoàng tử: một được chỉ định bởi Giáo hoàng và người còn lại giành được vị trí này nhờ thắng cử và trở thành Tổng thống Pháp như Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron. Xứ Andorra có nhiều quyền lực độc lập như quyền ân xá nhưng đa phần hoạt động đều cần có sự đồng ý từ phía chính phủ Pháp. Trước khi Hiến pháp năm 1933 ra đời, xứ Andorra phải đóng một khoản tiền vào khoảng 460 USD cho chính quyền Pháp vào những năm lẻ và đóng cho Giám mục Tây Ban Nha 12 USD cùng 6 miếng thịt nguội, 6 miếng phô mai cùng 6 con gà sống trong những năm chẵn. Hiện nay, Ngân sách chính quyền Andorra trả cho mỗi Hoàng tử một khoản tiền bằng nhau để thực hiện các nghĩa vụ cộng đồng. Năm 2016, chính quyền Andorra nhận trợ cấp từ chính phủ Pháp vào khoảng 83.500 USD. Ảnh: Reuters
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Hoàng tử Hans Adam Đệ Nhị của gia đình Hoàng gia Liechtenstein không được trả lương nhưng được nhận tiền trợ cấp khoảng 257.000 USD và không cần đóng thuế. Thu nhập của Hoàng tộc Liechtenstein chủ yếu là từ việc điều hành ngân hàng tư nhân mang tên Tập đoàn LGT, cùng những khoản đầu tư lớn thông qua Quỹ Hoàng tử Liechtenstein. Năm 2008, tạp chí Forbes uơcs tính tài sản của gia đình Hoàng gia này vào khoảng 5 tỷ USD. Ảnh: Wikimedia Commons
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Trong năm 2015, Hoàng gia Tây Ban Nha được nhận hơn 9 triệu USD từ ngân sách chính phủ. Trong đó, Nhà vua Tây Ban Nha được trả lương hàng tháng ở mức 279.000 USD còn Hoàng hậu nhận 153.000 USD. Mức lương dành cho Hoàng tử và Công chúa nước này lần lượt vào khoảng 223.000 và 125.000 USD. Tuy hiện nay, Tổ chức Di sản Quốc gia Tây Ban Nha chịu trách nhiệm quản lý 8 cung điện, 5 dinh thự và 10 tu viện cùng nhiều bộ sưu tập nghệ thuật hoàng gia nhưng thực chất, tất cả đều thuộc quyền sở hữu của gia đình danh giá này. Ảnh: Getty
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Theo Hiến pháp năm 1984, gia đình Hoàng gia Ducal của Luxembourg tuy không được trả lương nhưng sẽ được nhận hơn 300.000 USD mỗi năm nhằm duy trì hoạt động. Đến năm 2017, ngân sách dành cho các hoạt động và chi phí hoàng gia được nâng lên gần 12 triệu USD. Quyền sở hữu, quản trị và quản lý tài sản cá nhân của hoàng tộc Ducal đều duy nhất thuộc về người nắm quyền trị vì. Ảnh: Wiki Commons
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Đầu tháng 4, chính phủ Đan Mạch đã đưa ra mức trợ cấp vào khoảng 12,5 triệu USD/năm dành cho Hoàng gia nước này. Hoàng tử Henrik, chồng của Nữ hoàng Margrethe, hưởng 10% số tiền; trong khi phần dành cho Công chúa Benedikte, em gái của Nữ hoàng, là 1,5%. Số tiền này đủ để chi trả cho các hoạt động của gia đình hoàng tộc, bao gồm cả một số chi tiêu các nhân. Bên cạnh đó, Nữ hoàng Margrethe của Đan Mạch còn sở hữu bộ sưu tập nghệ thuật Hoàng gia với nhiều tác phẩm đang được trưng bày ở các bảo tàng công, phục vụ dân chúng. Một số lâu đài cũng thuộc sở hữu riêng của Hoàng gia trong khi một số khác lại thuộc sự quản lý của nhà nước. Ảnh: Reuters
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Trong khi đó, tại Bỉ, chỉ tính riêng trong năm 2013, chính phủ nước này đồng ý chi trả cho mọi hoạt động của Nhà vua với khoản tiền lên đến gần 19 triệu USD mỗi năm. Một số hoạt động phát sinh cũng được chính phủ đài thọ. Tuy nhiên, tất cả các bất động sản hoàng gia lại thuộc quyền sở hữu của nhà nước hoặc Quỹ Hoàng gia. Những tài sản này không bao giờ được bán đi. Một số vẫn giữ nguyên chức năng sử dụng và là nơi ở của các thành viên trong gia đình hoàng tộc Bỉ, một số khác trở thành công viên công cộng, khu đánh golf hoặc những điểm tham quan dành cho công chúng. Quỹ Hoàng gia là một tổ chức công tự trị và độc lập về tài chính. Ảnh: Reuters
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Còn tại bắc Âu, trong năm 2015, Hoàng gia Thuỵ Điển nhận khoản tài trợ khiên tốn của chính phủ ở mức gần 8 triệu USD để chi trả cho các hoạt động chính thức của Nhà vua và các chi phí sinh hoạt của các thành viên khác trong hoàng tộc. Trong khi đó, dù cũng nhận thêm 7,5 triệu USD từ chính phủ nhưng cơ quan Quản lý cung điện Thuỵ Điển, chuyên trông nom các cung điện và bộ sưu tập nghệ thuật hoàng gia, vẫn hoạt động chủ yếu dựa trên doanh thu khổng lồ từ việc kinh doanh du lịch. Gia đình hoàng gia ở đất nước bắc Âu này sở hữu Cung diện Solliden, hiện mở cửa cho công chúng đến tham quan, còn Cung điện Stenhammer lại thuộc quyền quản lý của nhà nước. Đầu năm nay, trang Royal Central ước tính khối tài sản cá nhân của Nhà vua Thuỵ Điển vào khoảng 70 triệu USD. Ảnh: Reuters
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Tại nước láng giềng Na Uy, trong năm 2017, chính phủ nước này đã quyết định tài trợ 31 triệu USD cho các thành viên hoàng gia và thêm gần 1,5 triệu USD chi trả cho các hoạt động cá nhân của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng hơn 1.1 triệu USD dành cho Hoàng tử và Công chúa. Trong năm tài chính 2016, gia đình hoàng gia Na Uy thu về khoản thặng dư ở mức hơn 822.000 USD. Các cung điện tuy vẫn là nơi ở của các hoàng gia nhưng đều thuộc sở hữu của nhà nước và công chúng đều có quyền đến thăm quan. Nhà vua Na Uy còn sở hữu một du thuyền hoàng gia, mặc dù nó đang chịu sự quản lý của Hải quản Hoàng gia nước này. Ảnh: Wiki Commons
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Trong năm 2015, ngân sách dành cho Nhà vua Hà Lan vào khoảng 47 triệu USD, bao gồm cả khoản tiền dành cho vợ của ông là Nữ hoàng Hà Lan đương nhiệm và mẹ của ông, người đã thoái vị sau 33 năm trị vì. Từ tháng 1 năm 2014, ngân sách hoàng gia không còn bao gồm chi phí duy trì hoạt động của chuyên cơ mà chỉ dành cho các chuyến thăm chính thức của Nhà vua trong và ngoài nước. Tuy vậy, Nhà vua Hà Lan vẫn có khối tài sản riêng bao gồm bất động sản, các khoản đầu tư và cổ phần trong công ty dầu khí đa quốc gia Shell Oil. Năm 2007, trang royal-house.nl ước tính khối tài sản của Nữ hoàng Hà Lan tiền nhiệm vào khoảng 300 triệu USD. Ảnh: Phil Nijhuis
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Năm 2015, số tiền mà chính phủ Monaco tài trợ cho Hoàng gia nước này ở mức hơn 51 triệu USD, cao hơn ngân sách năm 2013 đến 42 triệu USD. Khoản tiền này bao gồm lương và chi phí hoạt động của các thành viên trong hoàng tộc Grimaldi. Theo tạp chí Forbes, khối tài sản cá nhân của hoàng gia Monaco trong năm 2010 lên tới 1 tỷ USD, bao gồm quyền sở hữu nhiều đất đai và cung điện, xe hơi độc đáo, kinh doanh cổ phiếu và bộ sưu tập tem quý hiếm. Hoàng tử Alber Đệ Nhị, người đang trị vì Monaco, là một trong số những người giàu nhất thế giới. Năm 2016, ông thành lập một quỹ mang tên mình nhằm tài trợ cho các dự án về phát triển bền vững trên khắp thế giới. Ảnh: Reuters/Eric Gaillard
choang vang truoc gia tai khong lo cua cac hoang gia chau au
Trong năm 2016-2017, Hoàng gia Anh nhận được khoản ngân sách từ chính phủ ở mức gần 56 triệu USD. Theo Ngài Alan Reid, người quản lý ngân sách hoàng gia, số tiền này chỉ "tương đương với việc thu 0.85 USD/người ở Anh, bằng với mức giá của một con tem hạng nhất". Nữ hoàng Anh còn có thêm thu nhập lên đến gần 2 triệu USD từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả việc cho thuê bất động sản. Cung điện Buckingham và bộ sưu tập trang sức của Nữ Hoàng thuộc sở hữu của chính phủ Anh. Tuy nhiên, người đứng đầu gia đình hoàng tộc nổi tiếng nhất thế giới này vẫn nắm quyền sở hữu nơi ở tại Lâu đài Balmoral và Cung điện Sandringham. Năm 2011, tạp chí Forbes ước tính tài sản các nhân của Hoàng gia Anh vào khoảng 500 triệu USD, bao gồm bất động sản, các tác phẩm nghệ thuật và các khoản đầu tư. Ảnh: Getty Images
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.