4 ngày mưa lũ làm 11 người chết và mất tích tại các tỉnh miền núi phía Bắc |
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền núi phía Bắc và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cho người dân. (Ảnh: Zing) |
Sau nhiều ngày mưa, nước lũ tại nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc hiện đang rút dần nhưng nguy cơ tạo ra các mầm mống dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe người dân vẫn luôn hiện hữu. Khi môi trường bị úng ngập thì nguồn bệnh rất dễ lây lan, trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nếu người dân ăn, uống phải nguồn nước, thực phẩm nhiễm các vi khuẩn, virus sẽ dễ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Bệnh đường tiêu hóa
(Ảnh: Báo Xây dựng) |
Ở các vùng miền sau mưa, lũ, lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng nhanh, với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy cấp... Một số vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy gặp ở vùng mưa, lũ liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt ăn, uống. Để phòng và hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa, người dân nên thực hiện ăn chín, uống sôi, cố gắng bảo đảm an toàn thực phẩm và rửa tay với xà phòng...
Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo: "Người dân nên triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ. Quan trọng nhất, phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa lớn, lũ lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó".
Sốt xuất huyết, sốt rét
Để phòng bệnh, cần diệt bọ gậy, nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ, không để nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi (Ảnh: Báo mới) |
Sau mưu lũ, nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm sẽ tạo điều kiện cho muỗi và virus sinh sôi nảy nở gây bệnh sốt xuất huyết, sốt virus cho người.
Để hạn chế dịch bệnh, người dân cần thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, dẹp bỏ các dụng cụ chứa nước tù đọng, diệt bọ gậy, loăng quăng. Cố gắng giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng, tạo nơi sinh sản cho muỗi. Bên cạnh đó, cần tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ màn để phòng nguy cơ sốt rét, sốt xuất huyết. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Thời tiết ẩm sau mưa lũ tạo điều kiện cho virus phát triển; thói quen sử dụng nước giếng bị nhiễm bẩn tại một số hộ dân là nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao trong mùa mưa lũ.
Để chủ động đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống, cần chú ý rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại địa phương.
Bệnh cảm cúm và hô hấp
Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.
Để bảo vệ bản thân, mỗi người dân cần: vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh; rửa tay sạch thường xuyên và vệ sinh môi trường sinh sống, nơi làm việc. Khi có dấu hiệu bị cúm phải đi khám kịp thời và cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác.
Các bệnh về da
(Ảnh: Thanh niên) |
Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da, nước ăn chân, mẩn ngứa...
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trong những ngày bão lũ, bạn nên đi giày dép thoáng khí, tránh đi giày tất lâu một thời gian; rửa chân thường xuyên, tuân theo nguyên tắc khô thoáng. Bên cạnh đó, khi lao động cần có dụng cụ bảo hộ, tránh trầy xước da. Khi bị trầy xước, bạn cần nhanh chóng rửa vết thương bằng nước sạch, nước muối, nếu thấy viêm nhiễm kéo dài thì phải đi khám ngay để bác sĩ kịp thời theo dõi.
Bệnh sốt vàng da
(Ảnh: Thanh niên) |
Bệnh sốt vàng da, chảy máu sau mưa, lũ, lụt do vi khuẩn Leptospira gây ra: Bệnh có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài trôi vào dòng nước. Trong và sau mưa lũ, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể.
Để phòng bệnh sốt vàng da, người dân cần cọ rửa sạch sẽ và tẩy uế các chuồng trại chăn nuôi gia súc, lò mổ... Xử lý kịp thời các chất thải để phòng chống chuột và vệ sinh môi trường.
Bệnh xương khớp
(Ảnh: Yến Chi) |
Thời tiết thất thường sau lũ, mưa nắng bất chợt, không khí lạnh, ẩm ướt đột ngột khiến nhiều người bị đau xương khớp, co cứng cơ. Đặc biệt là khớp hông, đầu gối, vai, tay, thắt lưng. Các khớp còn có thể bị sưng, gây khó khăn khi vận động.
Luyện tập thể thao phù hợp với thể trạng đặc biệt có tác dụng trong việc giảm đau nhức. Ngoài ra, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý: cácthực phẩm giàu vitamin C và E, canxi, uống nhiều nước để duy trì độ trơn tru của khớp.
Bên cạnh việc phòng bệnh từ chính những người dân thì các cơ sở y tế cũng cần bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để cấp cứu và điều trị bệnh nhân kịp thời. Khi phát hiện dịch bệnh, cần nhanh chóng chữa trị cho bệnh nhân, tránh để dịch bùng phát và lan rộng.
Thiệt hại do mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ các địa phương Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, mưa lũ xảy ra từ ngày 01-03/8 trên địa bàn các tỉnh đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản. 33 người chết và mất tích. Tổng thiệt hại về vật chất lên tới hơn 610 tỷ đồng. Số lượng nhà ở bị lũ cuốn trôi hoặc đánh sập hoàn toàn đến nay là 196 căn. Ngoài ra, 131ha lúa bị cuốn trôi, vùi lấp do sạt lở; 89 gia súc và 835 gia cầm bị chết. Mưa lũ đã gây ra tình trạng sạt lở tại nhiều tuyến đường, trong đó các tuyến quốc lộ bị vùi lấp khoảng 13.642m3 đất đá, còn đường tỉnh lộ là 40.136m3, tập trung chủ yếu ở Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. |
Cảnh giác với dịch bệnh đau mắt đỏ | |
Những bệnh nguy hiểm thường gặp mùa mưa bão | |
Dịch bệnh mùa hè cướp mạng sống của 59 người |