Chuối lại rớt giá thê thảm sau chiến dịch 'giải cứu'

Từ đầu tháng 6 đến nay, giá chuối tại vườn của nông dân Đồng Nai lại bị rớt giá thê thảm. Thương lái thu mua tại vườn với giá từ 1.000 – 2.500 đồng/kg.
chuoi lai rot gia the tham sau chien dich giai cuu Giá chuối ở Đồng Nai khởi sắc, người dân đã bớt lo lắng
chuoi lai rot gia the tham sau chien dich giai cuu Hà Nội: Xót thương thai nhi tử vong bị bỏ lại bụi chuối
chuoi lai rot gia the tham sau chien dich giai cuu
Chuối lại rớt giá thê thảm sau chiến dịch "giải cứu". (Ảnh: Xuyến Chi)

Theo phản ánh của nhiều hộ nông dân tại các huyện Trảng Bom, Thống Nhất (Đồng Nai), gần một tháng qua, giá chuối lại rớt giá thê thảm sau chiến dịch “giải cứu” hồi tháng 3 vừa qua.

Ông Đặng Văn Thọ (hộ trồng chuối ở xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cho biết sau đợt “giải cứu” của chính quyền cũng như các doanh nghiệp vào hồi tháng 3, giá chuối tại địa phương lại sụt giảm nghiêm trọng, rơi xuống mức 1.000 – 2.500 đồng/kg.

“Sau đợt “giải cứu”, chuối lại rớt giá thê thảm. Những trái đẹp, buồng to mới có cơ hội được bán với giá 2.500 đồng/kg”, ông Thọ nói.

Theo các hộ nông dân, chuối mất giá trong khi các chi phí cây giống, phân bón và công chăm sóc cao nên người trồng rơi cảnh thua lỗ. Ông Trần Văn Xuân, ngụ xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom, Đồng Nai), cho biết với giá chuối hiện nay, người trồng tự chủ về đất và công chăm sóc vẫn bị lỗ khoảng 2.000 đồng/kg. Đối với hộ thuê đất sản xuất, bán mỗi kg chuối, họ phải chịu lỗ 3.000 đồng.

Nông dân tại địa phương cho biết, hiện tại chuối đang bước vào thời kỳ cuối vụ thu hoạch, sản lượng ít nên thương lái không “mặn mà” nhập hàng. Cứ mỗi tuần thương lái mới ghé về vườn nhập hàng một lần khiến nhiều nông dân đứng ngồi không yên.

chuoi lai rot gia the tham sau chien dich giai cuu
Chuối đang bước vào thời kỳ cuối vụ nhưng thương lái không đến mua khiến nông dân lại một lần nữa đứng ngồi không yên. (Ảnh: Xuyến Chi)

Theo ông Đoàn Xuân Trường, Phó phòng kinh tế huyện Trảng Bom (Đồng Nai), chuối ở địa phương đang vào giai đoạn cuối vụ nên sản lượng không còn nhiều. Địa phương này hiện có khoảng 260 héc ta chuối cấy mô và nông dân đang chuẩn bị trồng vụ mới.

Về kế hoạch lâu dài, cán bộ phòng kinh tế huyện cho biết chính quyền, địa phương đang phối hợp doanh nghiệp thực hiện cánh đồng lớn để giúp nông dân trong việc chăm sóc, tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, việc này chưa nhận được sự hợp tác của nông dân khi mới chỉ 40 hộ đăng ký tham gia.

“Các doanh nghiệp đã cam kết mua chuối với giá ổn định, không để nông dân chịu thiệt thòi bởi biến động thị trường. Cánh đồng họ đặt ra là 100 héc ta nhưng hiện tại nông dân tham gia ít nên chưa thể triển khai”, ông Trường cho biết. Cũng theo ông Trường, hiện cán bộ cấp huyện, xã đang vận động người dân tìm hiểu, tham gia chương trình này.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, toàn tỉnh có 1.700 ha chuối cấy mô, tập trung ở các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú. Chuối thành phẩm loại này chủ yếu được nông dân bán cho thương lái chuyển qua thị trường Trung Quốc.

Hồi tháng 2, giá nông sản này giảm gấp 10 lần so với mùa vụ năm 2016, đẩy nông dân vào cảnh khốn đốn.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.